Á.c Quá, Mình Nhiều Người Dính Lắm Đây

Pһạm 𝖵𝗂ết Тrunɡ сùnɡ 25 đồnɡ рһạm đã ɡ𝗂ả ԁаnһ báс ѕῖ сủа сáс bệnһ v𝗂ện ԛuân độ𝗂 uу tίn để bán tһuốс сһо 8.000 nɡườ𝗂, сһ𝗂ếm đоạt һơn 30 tỷ đồnɡ.

Nɡàу 11/12, Сônɡ аn һuуện Т𝗂ên 𝖣u, tἰnһ Bắс N𝗂nһ сһо b𝗂ết đã kһở𝗂 tố 26 đố𝗂 tượnɡ về һànһ v𝗂 ⅼừа đảо сһ𝗂ếm đоạt tà𝗂 ѕản ở đườnɡ ԁâу ɡ𝗂ả ԁаnһ сáс báс ѕῖ bệnһ v𝗂ện ⅼớn để bán tһuốс ɡ𝗂ả.

Тrоnɡ đó, сônɡ аn bắt tạm ɡ𝗂аm 24 đố𝗂 tượnɡ; сһо tạ𝗂 nɡоạ𝗂, сấm đ𝗂 kһỏ𝗂 nơ𝗂 сư trú 2 đố𝗂 tượnɡ ⅼà Сао Тһuỳ 𝖣ươnɡ (ЅN 1998, trú ở 𝖧ạ Đὶnһ, Тһаnһ Хuân, 𝖧à Nộ𝗂) và Ⅼưu Тһị Тһuỷ (ЅN 1999, trú ở Тһаnһ Ⅼãnɡ, Bὶnһ Хuуên, 𝖵ῖnһ Рһúс) ԁо đаnɡ mаnɡ tһа𝗂. 

Сầm đầu đườnɡ ԁâу trên ⅼà Рһạm 𝖵𝗂ết Тru

ng (SN 1995, trú ở Xuân Thành, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình).

 

 

 Công an tỉnh Bắc Ninh khám xét văn phòng của các đối tượng. Ảnh: CACC.

Theo tài liệu điều tra, Trung sau khi học xong đại học, ở lại Hà Nội làm một số công ty chuyên bán hàng đa cấp. Từ đây, Trung nhận thấy nhu cầu của rất nhiều người dân về sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng để điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp.

Buôn bán thuốc giả: Khung hình phạt cao sao vẫn không sợ?

Trung cùng với Lưu Đức Tịnh (ở xã Ninh Xuân, Hoa Lư, Ninh Bình) và Nguyễn Hải Đăng (SN 1997, trú ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội); Nguyễn Xuân Tuyên (ở xã An Lưu, Kinh Môn, Hải Dương) góp cổ phần với tổng số tiền là 100 triệu đồng.

Nhóm này thành lập Công ty Cổ phần Dược phẩm SPARTA do Trung làm Giám đốc, trụ sở hoạt động tại tầng 7 tòa nhà số 251 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình.

TP.HCM: Đường dây sản xuất thuốc tây giả mua bán ở nhiều tỉnh thành

Các đối tượng này đã viết kịch bản giả danh bác sĩ của các bệnh viện lớn như Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, rồi chạy quảng cáo để bán thuốc qua mạng cho người bệnh.

Với số tiền 100 triệu đồng ban đầu, các đối tượng nghĩ ra mẫu mã các loại thuốc, bao bì rồi đặt hàng một nhà thuốc gia truyền sản xuất với các sản phẩm như: Hạ đường QY, Thanh mạch QY, Mộc gan QY… 

Chuẩn bị xong các điều kiện, từ kịch bản đến trụ sở, thành lập công ty, các đối tượng tiến hành tuyển nhân viên, thành lập các nhóm kinh doanh có mô hình hoạt động giống nhau do Trung trực tiếp điều hành.

Theo đó, mỗi nhóm kinh doanh gồm 2 đối tượng, 1 đối tượng có nhiệm vụ lập fanpage trên mạng xã hội rồi chạy quảng cáo, mời chào bệnh nhân; đối tượng còn lại làm sale có nhiệm vụ giả danh bác sĩ để tư vấn, bán thuốc.

Đề nghị truy tố 5 bị can sản xuất, buôn bán thuốc tây giả - Tuổi Trẻ Online

Các đối tượng lập các fanpage có tên “Bệnh viện Quân đội 108 – Chuyên khoa Nội tiết” hoặc “Bệnh viện Quân y 103” – đăng tải các hình ảnh, logo của các bệnh viện kể trên. Các trang này có tiêu đề, nội dung, hình ảnh có liên quan đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 103 để thu hút những người bệnh có nhu cầu tìm hiểu, chữa bệnh.

Khi người dân kích vào các fanpage trên, chúng mời chào để lại thông tin, số điện thoại để “bác sĩ” gọi điện lại tư vấn.

Có thông tin, số điện thoại của người bệnh, đối tượng bán hàng sẽ giả danh bác sĩ bệnh viện gọi lại cho bệnh nhân tư vấn, mời chào mua liệu trình điều trị tiểu đường, huyết áp.

 Tang vật trong vụ án bị thu giữ. Ảnh: CACC.

Vũ Quang Vinh (SN 2002, ở Mường Khoa, Chiềng Khoa, Vân Hồ, Sơn La) tự xưng là Thiếu tướng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tư vấn khiến bệnh nhân rất tin tưởng.

Mỗi hộp thuốc có chi phí sản xuất là 25 nghìn đồng, được bán với giá 2 triệu đồng; “ưu đãi” cho người già, người có công; thương bệnh binh… với giá 700.000 – 1 triệu đồng/sản phẩm.

Sau khi bán 1 loại thuốc, chúng tiếp tục lôi kéo, lừa đảo bệnh nhân bằng cách mời chào họ mua sản phẩm tốt hơn, giá tiền cao hơn để tiếp tục bán sản phẩm khác.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 5/2022 đến 10/2023, Trung và đồng phạm đã bán thành công 12.800 đơn hàng cho hơn 8.000 bị hại ở các tỉnh thành trên cả nước, thu về hơn 30 tỷ đồng.

Sau khi thu được tiền, các đối tượng chia theo cổ phần và đóng góp trong quá trình bán hàng. Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng, làm rõ để xử lý các đối tượng liên quan.

Buôn bán thuốc giả là tội phạm nghiêm trọng, là hành vi đáng lên án.

Vì lợi ích bản thân mà không màn đến mạng sống, sức khỏe của người khác. Hành vi này được pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc, người vi phạm có thể chịu mức phạt cao nhất là tử hình. Để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến buôn bán thuốc giả, hãy cùng NPLAW xem qua bài viết dưới đây nhé!

I. Thực trạng buôn bán thuốc giả hiện nay

Thời gian gần đây, việc buôn bán thuốc giả gây xôn xao dư luận. Điều đáng lên án, người phạm tội là người làm việc tại các cơ quan liên quan đến lĩnh vực y tế, sức khỏe, đời sống nhân dân. Lợi dụng chức vụ để chuộc lợi cho bản thân. Qua nhiều vụ việc, các cơ quan tiến hành điều tra thực tế đã cho thấy các hồ sơ thuốc đều là giả nhưng do một số cán bộ của Cục Quản lý dược thiếu trách nhiệm hoặc có động cơ cá nhân đã làm trái công vụ trong quá trình thẩm định, xét duyệt. Đây là một trong những lý do dẫn đến thuốc giả tràn lan ngoài thị trường, dẫn đến việc người bệnh uống thuốc không khỏi lại còn bệnh nặng thêm.

Qua thực trạng trên, các cơ quan ban ngành hiện nay đã có những quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý, kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của thuốc, thẩm định nghiêm ngặt tránh trường hợp buôn bán thuốc giả. 

II. Buôn bán thuốc giả được hiểu như thế nào?

1. Thế nào là thuốc giả?

Theo khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 quy định thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Không có dược chất, dược liệu;
  • Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
  • Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối;
  • Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

 Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì được xem là thuốc giả.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm buôn bán thuốc giả

Mặt khách quan:

Đối với tội buôn bán hàng giả thì có hành vi buôn bán hàng giả, được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau:

  • Hành vi mua hàng giả: là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá mà người mua biết đó là hàng giả để bán lại nhằm thu lợi bất chính.
  • Hành vi bán hàng giả: là hành vi dùng sản phẩm, hàng hoá mà người bán biết rõ là hàng giả đưa ra thị trường để đổi lấy tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền (tức hình thức mua bán) để thu lợi bất chính.

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (mục đích vụ lợi).

Chủ thể:

Chủ thể của tội buôn bán hàng giả là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

III. Quy định của pháp luật về tội buôn bán thuốc giả

1. Cơ sở pháp lý

Buôn bán thuốc giả là một trong các tội phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. 

2. Xử lý hành vi về tội buôn bán thuốc giả như thế nào?

Theo Điều Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định xử phạt đối với tội buôn bán thuốc giả như sau:

  • Người nào buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với một số trường hợp như: có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; buôn bán qua biên giới; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…..
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với một số trường hợp: làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;....
  • Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với một số trường hợp sau: Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; làm chết 02 người trở lên;...
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng; có thể bị đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

IV. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến buôn bán thuốc giả

1. Buôn bán thuốc giả có bị đi tù không?

Buôn bán thuốc giả là một trong các tội phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người buôn bán thuốc giả có thể bị phạt thấp nhất từ 2 năm tù, cao nhất là tử hình.

2. Cá nhân buôn bán thuốc giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cá nhân khi thực hiện hành vi buôn bán thuốc giả có thể đối mặt với các khung hình phạt được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cụ thể như sau:

- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Buôn bán qua biên giới;

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

- Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 

3. Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi buôn bán thuốc giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với việc tổ chức thực hiện hành vi buôn bán thuốc giả thì tại khoản 6 Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau:

- Phạm tội buôn bán thuốc giả thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

- Buôn bán thuốc giả có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn;.... thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

- Buôn bán thuốc giả làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên… thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

- Buôn bán thuốc giả nhằm thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; làm chết 02 người trở lên;... thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

- Phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, mức hình phạt dành cho hành vi buôn bán thuốc giả được quy định như trên.

V. Vấn đề liên quan đến buôn bán thuốc giả có cần luật sư tư vấn không? Liên hệ như thế nào?

Các vấn đề liên quan đến buôn bán thuốc giả là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó mà luật quy định khá chặt chẽ cho vấn đề này. Vì vậy, cần tìm luật sư tư vấn có đủ kinh nghiệm, sự hiểu biết về các quy định liên quan đến buôn bán thuốc giả.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú (NPLAW) là một trong những công ty Luật uy tín, với kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực pháp lý, cam kết tư vấn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chất lượng dịch vụ tốt với mức phí phù hợp. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, làm việc tận tâm, nhiệt tình, giúp bạn đưa ra được cách giải quyết tốt nhất, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.