Bắt đầu từ 4/2024: Người dân không đi đổi Giấy đăng ký xe cố tình giữ lại t.iền p.hạt có thể bằng giá trị xe

   

Mức phạt cho những trường hợp không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định có thể lên đến 6 triệu đồng. Chủ phương tiện cần lưu ý và thực hiện đúng quy định để tránh vi phạm hành chính.

Trường hợp nào chủ xe cần đi đổi giấy đăng ký xe?

CSGT kiểm tra thủ tục hành chính
CSGT kiểm tra thủ tục hành chính

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 24/2023/TT-BCA, chủ xe cần đi đổi giấy đăng ký xe trong các trường hợp sau đây:

 

– Xe cải tạo;

– Xe thay đổi màu sơn;

– Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen và ngược lại;

– Gia hạn chứng nhận đăng ký xe;

 

– Thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh cá nhân, địa chỉ);

– Chứng nhận đăng ký xe bị hỏng, mờ, rách; biển số bị hỏng, mờ, gẫy hoặc chủ xe có nhu cầu cấp đổi chứng nhận đăng ký xe cũ.

– Cấp lại chứng nhận đăng ký xe khi chứng nhận đăng ký xe bị mất.

Nếu không đổi đăng ký xe, chủ phương tiện có thể bị xử phạt hành chính

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu không đi đổi giấy đăng ký xe theo quy định, chủ phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, trường hợp làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe.
Cụ thể, trường hợp làm mất giấy đăng ký xe nhưng không đi đổi, khi tham gia giao thông sẽ bị phạt lỗi điều khiển xe không có giấy đăng ký xe.

Đối với ô tô, mức phạt từ 2-3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe. Đối với xe máy, mức phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng; tịch thu phương tiện nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của xe.

Trường hợp chủ xe dùng giấy đăng ký xe đã hết hạn, đối với ô tô có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng; tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Đối với xe máy, chủ phương tiện có thể bị phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng

Thành phần hồ sơ đổi giấy đăng ký xe thực hiện thế nào?

Hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy đăng ký xe quy định tại Điều 17 Thông tư 24/2023/TT-BCA bao gồm:

(1) Giấy khai đăng ký xe.

(2) Giấy tờ của chủ xe:

– Chủ xe người Việt Nam: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 để thực hiện đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình Căn cước công dân, hộ chiếu.

– Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng đơn vị công tác từ cấp phòng, trung đoàn, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp chưa được cấp Chứng minh lực lượng vũ trang).

– Chủ xe là người nước ngoài:

  • Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Xuất trình Chứng minh thư ngoại giao, Chứng minh thư lãnh sự, Chứng minh thư công vụ, Chứng minh thư (phổ thông), Chứng minh thư lãnh sự danh dự còn giá trị và nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ;
  • Chủ xe là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam: Xuất trình thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam (còn thời hạn cư trú từ 06 tháng trở lên).

– Chủ xe là tổ chức:

Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 để thực hiện thủ tục trên cổng dịch vụ công; trường hợp chưa được cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 thì xuất trình thông báo mã số thuế hoặc quyết định thành lập.

(3) Một số giấy tờ khác:

  • Nếu thay tổng thành máy, tổng thành khung thì có thêm chứng từ nguồn gốc, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ chuyển quyền sở hữu thành máy hoặc thành khung đó;
  • Nếu thay tổng thành máy, tổng thành khung không cùng nhãn hiệu thì phải có thêm giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới;
  • Nếu thay tổng thành máy, tổng thành khung của xe đã đăng ký thì phải có chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số của xe đã đăng ký đó.
  • XEM THÊM:

    Điểm danh những chốt giao thông tại Hà Nội dễ bị p:h:ạt vì lỗi cơ bản, tài xế nào cũng nên chú ý, lớ ngớ bị tuýt còi như chơi

     

    Trên toàn thành phố Hà Nội có rất nhiều chốt cảnh sát giao thông (CSGT) đứng để kiểm tra, xử phạt người tham gia giao thông vi phạm lỗi, nhất là những lỗi cơ

     
    Điểm danh những chốt giao thông tại Hà Nội dễ bị p:h:ạt vì lỗi cơ bản, tài xế nào cũng nên chú ý, lớ ngớ bị tuýt còi như chơi
    Photo: internet
         
     
     

    Khu vực nội thành Hà Nội có rất nhiều chốt công an, trong đó chiếm số lượng kha khá chốt hay bắt các lỗi cơ bản mà các bác tài cần lưu ý.

     

    Trên toàn thành phố Hà Nội có rất nhiều chốt cảnh sát giao thông (CSGT) đứng để kiểm tra, xử phạt người tham gia giao thông vi phạm lỗi, nhất là những lỗi cơ bản nhiều người mắc phải. Nhất là những khu vực có mật độ phương tiện ô tô, xe máy lưu thông lớn như quận Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy,…

    Vì thế, chúng tôi đã tổng hợp những vị trí chốt giao thông mà các tài xế hay bị “tóm’ nhất để các bác tài xế lái xe cẩn thận khi đi qua, tránh bị công an phạt. Đáng lo ngại nhất là những người không thông thuộc đường tại khu vực đó và những bác lái xe từ các tỉnh lân cận đi vào khu vực nội thành Hà Nội.

    d
    d

    Giải Phóng – Đại Cồ Việt: Khu vực Lê Duẩn, cạnh trường Đại học Bách Khoa thường có CSGT túc trực, lỗi xử phạt thường gặp là rẽ phải không xi-nhan hoặc đi sai làn đường.

    Giải Phóng – Linh Đàm: CSGT thường đứng giám sát ở cả hai bên làn đường đoạn đi qua đường tàu. Những tài xế đi từ Pháp Vân sang không xi-nhan trái hoặc đi từ Giải Phóng sang Linh Đàm không xi-nhan phải sẽ bị tuýt còi. Các bác chạy xe ô tô còn phải lưu ý đoạn đường này còn có khung giờ hạn chế xe chạy, nếu không để ý sẽ bị “tóm”.

    Giải Phóng – Ngã 3 Kim Đồng: Các tài xế chủ yếu bị bắt vì lỗi đi sai làn.

    Ngã 4 mới Tân Mai – Trương Định – Kim Đồng: CSGT thường hay lập chốt ở gần trụ sở công an phường Tân Mai. Xe máy vượt đèn đỏ, không đội mũ/cài quai hoặc cài quai sai, ô tô đi ngược lên Giải Phóng sẽ bị xử phạt.

    Cầu Mai Động: Chốt giao thông đặt tại ngã tư đèn đỏ đoạn Tam Trinh rẽ lên Minh Khai. Lỗi xử phạt thường gặp là vượt đèn đỏ do chỗ này có 2 cái đèn đỏ mà cách nhau có tầm 50m nên nhiều người hay vượt, rẽ phải sang Tam Trinh không xi nhan, đi tắt từ Kim Ngưu vòng lên cầu Mai Động. Đoạn này tài xế cần rẽ phải vòng xuống Minh Khai rồi quay đầu xe đi lên.

    Trần Khánh Dư – Nguyễn Khoái: Chốt giao thông tại bệnh viện 108, Hữu Nghị, thường xuyên bắt lỗi vượt đèn đỏ từ lối rẽ lên đê.

    Minh Khai: Tài xế đi sai làn thường bị cảnh sát trên cầu Mai Động xử phạt.

    Đường Ngọc Hồi: Cảnh sát giao thông thường có mặt ở đoạn đối diện Ủy ban nhân dân, đoạn trước cửa ga Văn Điển. Tài xế chủ yếu mắc các lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn.

    g
    g

    Cầu vượt Láng Hạ – Lê Văn Lương: CSGT thường đứng tại đường Láng, hướng đi Ngã tư Sở, xử phạt các lỗi chủ yếu là rẽ phải không xi nhan, sai làn, đèn đỏ không được rẽ phải từ Lê Văn Lương sang Láng.

    Ngã tư Cát Linh – Tôn Đức Thắng: Vị trí đứng của CSGT đứng tại đồn công an bên phía Cát Linh. Lỗi thường phạt chủ yếu là rẽ phải không xi nhan, sai làn.

    Nút Xã Đàn sang Hoàng Cầu mới: Lỗi xử phạt tại nút giao này là không tuân thủ vạch kẻ đường.

    Ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên – Nguyễn Thượng Hiền: Chốt giao thông lập ngay ở KFC, cảnh sát thường phạt các lỗi vượt đèn đỏ, rẽ phải từ Trần Nhân Tông sang Nguyễn Thượng Hiền không xi nhan.

    Ngã Tư Sở phía Tây Sơn – Thái Hà: Sai làn, rẽ phải không xi nhan thường xuyên bị công an tuýt còi chỗ này.

    Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn: Chốt tại đèn xanh – đèn đỏ, người rẽ phải từ Phạm Ngọc Thạch ra Xã Đàn không xi nhan, sai làn, đi từ Xã Đàn đi vào làn ô tô (có dải phân cách) sẽ bị bắt.

    Hầm chui Kim Liên: Các bác tài cần chú ý vạch sơn đi cho đúng làn, chuyển làn nhớ xi nhan, hay chèn vạch qua đảo mềm ở trước cửa hầm đoạn ở Đại Cồ Việt, bên phía công viên Thống Nhất.

    Nút Khâm Thiên – Tôn Đức Thắng: Các anh cảnh sát thường xuất hiện dưới chỗ bảng khẩu hiệu cổ động và đối diện bên đường phố Khâm Thiên. Rất nhiều người mắc lỗi sai làn, không xi nhan từ  Đê La Thành sang Khâm Thiên.

    j
    j

     

    Cầu Giấy: Cảnh sát đứng tại đầu cầu theo hướng đi từ Kim Mã. Các lỗi hay gặp tại đây gồm rẽ vòng xuyến không xi nhan, rẽ phải từ đường ven bờ sông ra Cầu Giấy không xi nhan, vượt đèn đỏ. Buổi tối, có thể có chốt 141 bên kia đường.

    Ngã tư Nguyễn Phong Sắc – Xuân Thủy: Chốt giao thông tại đoạn trường Báo Chí, đồng thời chốt 141 cũng hay xuất hiện tại đây. Đoạn này có nhiều người vượt đèn đỏ, rẽ phải từ Nguyễn Phong Sắc không xi nhan.

    Cầu vượt Mai Dịch: Cảnh sát thường đứng tại lối rẽ phải từ Xuân Thủy đi Phạm Văn Đồng và chỗ đội cảnh sát giao thông số 3 bên phía Hồ Tùng Mậu rẽ đi Phạm Hùng, chủ yếu xử phạt các lỗi rẽ phải không xi nhan, đỗ dừng đèn đỏ sai làn, đi sai làn khi vòng qua nút giao.

    Ngã 3 Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng: Lỗi không xi nhan hay bị tóm đoạn rẽ phải đi Phạm Văn Đồng.

    Cầu Trung Hòa: Các anh cảnh sát thường xuất hiện ở đường Láng, hướng đi ra Ngã tư Sở. Lỗi xử phạt thường gặp là rẽ phải không xi nhan, sai làn, đèn đỏ không được rẽ phải từ Trần Duy Hưng sang.

    Trần Duy Hưng – Big C: Chốt tại ngã tư Trần Duy Hưng – Nguyễn Chánh. Nhiều tài xế hay mắc lỗi đi sai làn, khi đỗ, dừng đèn đỏ, rẽ phải không xi nhan.

    j
    j

     

    Ngã tư Nguyễn thái Học – Tôn Đức Thắng: Phía Văn Miếu là hướng cảnh sát thường xuất hiện. Lỗi xử phạt thường gặp là rẽ phải không xi nhan, đi thẳng hoặc rẽ sai làn, dừng đỗ khi đèn đỏ sai làn.

    Ngã 5 Cửa Nam: Ô tô đi qua đoạn này theo hướng từ Nguyễn Thái Học rất dễ bị phạt.

    Đê la Thành – Nguyễn Chí Thanh: Chốt CSGT được lập ở lối rẽ phải sang Đê La Thành thường bắt các lỗi không xi nhan rẽ phải, đèn đỏ dừng trên vạch rẽ phải vì người đi thẳng không được dừng ở đó, đó là vạch giao thông liên tục, cấm đỗ.

    Phan Đình Phùng: Cảnh sát túc trực tại Cổng thành Cửa Bắc hay bắt lỗi sai các tài xế rẽ phải không xi nhan, đoạn này đèn đỏ không được rẽ phải.

    Ngã tư Liễu Giai – đường dưới Kim Mã – cầu vượt Deawoo: Công an mặc “áo vàng” tại khu vực này rất hay bắt người vi phạm lỗi đi sai làn đường từ hướng Đào Tấn đi ra.

    Ngã tư Hùng Vương – Phan Đình Phùng: Lỗi các tài xế thường vi phạm quy định là đè vạch, đỗ sai làn (đỗ đèn đỏ vào làn rẽ phải).

    Ngã tư Liễu Giai – Phan Kế Bính: CSGT thường đứng tại chỗ trường Quốc tế và bên Quận ủy Ba Đình.

    Ngã tư Cầu Trắng – Hà Đông: Cảnh sát thường đứng theo hướng di chuyển Phùng Hưng – Trần Phú.

    Mễ Trì rẽ phải ra Lê Đức Thọ: Người lái cần chú ý cả xi nhan đi từ Lê Quang Đạo qua chỗ vòng xuyến và rẽ phải

    j
    j

     

    Ngã 3 Thụy Khuê: Cảnh sát thường đứng chỗ tượng đài Nguyễn Văn Trỗi. Lỗi xử phạt hay gặp là rẽ phải không xi nhan từ đường Thanh Niên, sai làn từ Quán Thánh, vượt đèn đỏ, rẽ trái không xi nhan từ Hùng Vương.

    Đường ven bờ sông dưới đường Bưởi: Vị trí đầu Hoàng Quốc Việt rẽ sang hay Nguyễn Khánh Toàn rẽ sang là nơi thường xuất hiện thanh tra giao thông.

    Nghi Tàm, đầu cửa khẩu An Dương: Công an thường phạt lỗi đi sai làn, rẽ từ An Dương ra không xi nhan.

    Dốc Thanh Niên: Quên xi nhan tại địa điểm này rất dễ bị bắt.

    Đường Yên Phụ hướng đi ra Hàng Đậu: Đoạn này xe máy hay bị phạt nhiều hơn ô tô

    i
    i

     

    Hai Bà Trưng – Hàng Bài: CSGT thường đứng tại vỉa hè cạnh Tràng Tiền Plaza và bắt các lỗi rẽ trái không xi nhan, vượt đèn đỏ.

    Ngã 4 Minh Khai – Trương Định: Xe vượt đèn đỏ, rẽ không xi nhan, người đi xe máy không đội mũ, mũ cài sai sẽ bị xử phạt.

    Ngã tư Trường Chinh – cầu vượt Giải Phóng: CSGT tại chốt này cũng hay bắt các lỗi rẽ không xi-nhan, vượt đèn đỏ,…

    Lối rẽ lên cầu Thăng Long từ Phạm Văn Đồng: Không ít người quên xi nhan rẽ phải qua đoạn này.

    Cao tốc Nội Bài – Bắc Thăng Long: Xe máy hay mắc lỗi không gương, đi sai làn qua đoạn rẽ từ Nội Bài hoặc Sóc Sơn ra không xi nhan.

    Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài: Chốt giao thông tại đoạn cầu vượt Nam Sông Hồng thường bắt các lỗi sai làn, rẽ từ chân cầu sang không xi nhan.

    Đoạn đường Tố Hữu (đi qua hai quận Nam Từ Liêm và Hà Đông): Lỗi quay đầu xe sai chỗ và đi trên vỉa hè bắt gặp rất nhiều.

    Công an phường Hàng Bài: Đoạn gần đèn đỏ giao Lý Thường Kiệt hay có công an bắt các xe vi phạm lỗi sai làn.

    Đường Nguyễn Văn Linh: đoạn từ cầu vượt Sài Đồng đến Savico Long Biên: Nhiều tài xế đi sai làn, đè vạch ở đoạn này rất dễ bị công an “thổi phạt”.

    Như vậy, qua những thông tin tư vấn pháp luật xe ô tô trên đây, hi vọng độc giả sẽ luôn có những hành trình lái xe an toàn và đúng luật.