BÍ KÍP 4 LẦN MUA ĐẤT KHÔNG CẦN DÒ ĐÁY, GIÚP ĂN NÊN LÀM RA KHÔNG NGỜ

   
 

Tôi quan niệm làm việc hết sức mình và mua nhà đất ngay khi tài chính cho phép chứ không ngồi canh lúc nào là đỉnh hay đáy.

 
Bí kíp 4 lần mua đất không cần dò đáy, giúp ăn nên làm ra không ngờ
Photo: internet
     
 
 

Giá trị của bất động sản (BĐS) tùy thuộc vào vị trí và thời điểm. Tôi chia sẻ quá trình đã mua BĐS để lập nghiệp cách đây 31 năm.

Năm 1992, lần mua đầu tiên trong đời khi mới bắt đầu đi làm kiếm được tiền nuôi bản thân và mua nhà đất để ở. Miếng đất đầu tiên tôi mua rộng 240 m2, hẻm rộng 6m, trên đó có căn nhà cấp bốn. Sau 5 năm tôi xây lại nhà rồi lập gia đình.

Năm 2000, vợ chồng tôi mua miếng đất 100 m2 mặt tiền đường rồi xây nhà cấp bốn, mở cơ sở kinh doanh hàng nội thất đến bây giờ.

Năm 2001, vợ chồng tôi mua tiếp miếng đất rộng 400 m2 có căn nhà cấp bốn, trong hẻm rộng 6m, cách lộ chính 50 m. Miếng đất này cách căn nhà mặt tiền đường của vợ chồng tôi 200 m. Tôi dùng một phần ba diện tích làm kho chứa hàng, còn lại cho thuê làm xưởng cơ khí đến tận bây giờ.

Sau năm 2001 vợ chồng tôi không quan tâm đến việc mua BĐS nữa, tập trung vào làm ăn, xây dựng lại cơ sở kinh doanh khang trang hơn.

Cho đến 2018, vợ chồng tôi mới quyết định bỏ ra khoản tiền mua lại căn nhà 110 m2 mặt tiền đường của người thân bên vợ, họ bán để phân chia tài sản.

Nhìn lại bốn lần mua BĐS, tôi thấy mình mua toàn vào lúc thời điểm thị trường nóng sốt. Nhưng do nhu cầu ở, làm ăn mua thì vẫn phải mua khi có đủ tài chính.

Nếu ra đời mà bố mẹ không có khả năng hỗ trợ cho chỗ ở, thì phải cố gắng dành dụm để mua bất cứ thời điểm nào mà tài chính cho phép. Chứ nếu ngồi đấy phân tích đáy hay đỉnh thì xác định khó mà mua được nhà ở.

Riêng căn nhà tôi mua 2018, nếu bây giờ ai muốn mua thì phải bỏ ra số tiền gấp ba.

Đau không kêu, khổ không than đó là quan điểm của tôi. Mà có kêu than cũng chẳng giải quyết được việc gì, hãy tập trung vào tứ chi, não bộ và sức khỏe để mà làm việc.

xem thêm:

Vì sao người giàu ít khi mua nhà cũ? Hóa ra lý do rất thuyết phục

 

Hiện nay, giá nhà đất ngày càng đắt đỏ nên thay vì “tậu” nhà mới thì tìm đến những căn nhà cũ với mức giá rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, với người giàu, họ rất ít khi mua nhà cũ, lý do vì sao?

 
Vì sao người giàu ít khi mua nhà cũ? Hóa ra lý do rất thuyết phục
Photo: internet
     
 
 

Hiện nay, giá nhà đất ngày càng đắt đỏ nên việc mua được một căn nhà cho riêng mình ở một thành phố lớn là điều thực sự khó khăn. Cũng vì thế, nhiều người thay vì “tậu” nhà mới thì tìm đến những căn nhà cũ với mức giá rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, với người giàu, họ rất ít khi mua nhà cũ, lý do vì sao?

Vì sao người giàu ít khi mua nhà cũ?

Không có đủ tiền tậu nhà mới, đôi vợ chồng chọn mua nhà cũ với giá mềm hơn rồi nhận về bao nhiêu rắc rối không tên.

Chỗ làm của hai vợ chồng đều ở trung tâm thành phố nên nếu muốn sắm được một căn hộ ở đây cũng cần nhiều tiền hơn so với những vị trí xung quanh. Vì vậy sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, đôi vợ chồng quyết định nói “không” với nhà mới mà xuống tiền mua một căn hộ khá cũ ở gần công ty mặc cho bạn bè ra sức ngăn cản. Nói về ưu điểm của “căn nhà mới”, thì đó chính là nó ở vị trí trung tâm, thuận tiện với nhiều tiện ích như di chuyển, giáo dục, y tế, mua sắm… Thế nhưng sau khi dọn tới ở được nửa năm, 2 vợ chồng bắt đầu nhận ra những bất tiện phát sinh khi sống trong ngôi nhà này.

Đầu tiên khi mua căn nhà cũ này, 2 vợ chồng sẽ mất một khoản phí để sửa sang lại cho mới và theo nhu cầu thẩm mỹ của mình. Tuy nhiên đến lúc bắt tay vào công cuộc “làm mới”, họ mới phát hiện ra một sai lầm trầm trọng khi mua ngôi nhà này. Theo đó, nó nằm ở tầng 7 trong một tòa chung cư khá cũ, nằm sâu trong hẻm. Hơn nữa, tòa chung cư này chỉ có 2 thang máy nhỏ và rất chậm nên việc đi lại rất bất tiện. Đặc biệt là khi sửa nhà, việc di chuyển đồ đạc, vật liệu lên xuống hay ra vào ngõ sẽ rất khó khăn và tốn thời gian. Phải mất đến 2 tháng thi công thì căn nhà chúng tôi mới có thể hoàn thiện. Dù rất muốn cơi nới để căn nhà có thể rộng rãi hơn nhưng vì cấu trúc của căn nhà cũ khá lỗi thời và đã xuống cấp nên họ không dám “mạnh tay” thay đổi.

Ở nhà này được hơn 6 tháng, 2 vợ chồng tôi tá hỏa vì mất xe máy. Nguyên nhân là do khu chung cư này đã cũ, cũng không có nhân viên quản lý hay bộ phận an ninh nên thiếu an toàn hơn những khu chung cư mới. Cũng vì lý do này nên sau đó, họ phải tìm một bãi đậu xe cách nhà khoảng 300m để gửi xe ở đó. Dù việc đi lại rất bất tiện nhưng họ cũng chưa tìm được phương án khả quan hơn.

Những tưởng rắc rối chỉ có thế, đến năm thứ 2 sau khi ở ngôi nhà này, 2 vợ chồng lại phát hiện hệ thống cấp thoát nước vì qua sử dụng nhiều năm nên lúc thì bị tắc nghẽn, lúc thì lại bị rò rỉ, gây ra các bất cập trong vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Quá mệt mỏi với những rắc rối không tên, 2 vợ chồng quyết định bán căn nhà này rồi thêm một ít tiền để mua một căn hộ mới hơn. Tuy nhiên đến lúc này, họ mới tá hỏa khi không tìm được “khách hàng” mua nhà, ai ghé thăm cũng chê khu nhà quá cũ, ở cũng bất tiện mà mua đầu tư cũng lỗ vốn.

Những điều cần lưu ý khi mua căn nhà cũ

+ Trước khi xuống tiền hãy kiểm tra kỹ chất lượng và kết cấu của căn nhà muốn mua. Nhà cũ sẽ có 3 vấn đề gặp phải như thấm dột, hệ thống điện nước và các vết nứt ở tường. Điều này không những gây ảnh hưởng về mặt phong thủy mà còn khiến chất lượng sống của gia đình đi xuống.

+ Mọi người nên mua nhà cũ ở ở những khu vực, vị trí có hạ tầng giao thông thuận tiện và xem xét kỹ vấn đề an ninh. Trước khi chốt đơn mua nhà hãy tới khảo sát khu vực xung quanh nhiều lần trong ngày để biết được chính xác tình hình môi trường sống ở đó rồi mới đưa ra quyết định.

+ Chọn nhà có kết cấu dễ cải tạo, sửa chữa và cần dự trù chi phí và cân nhắc lợi nhuận trước khi đầu tư nhà cũ. Khi đã chọn được nhà cũ ưng ý, bạn phải lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhà cũ hợp lý, hiệu quả và không quá tốn kém về mặt chi phí. Nếu bạn không rành về những vấn đề trên, có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. Có như vậy, chúng ta mới có thể an tâm khi sống ở đó.