Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, mẹ tảo tần nuôi Nghĩa lớn khôn trong sự vất vả thiếu thốn. Nay đỗ đại học, Nghĩa chỉ dám mơ mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ.
Lớn khôn bằng lòng yêu thương của mẹ và cả những bao gạo tình thương của nhà hảo tâm nên Nghĩa quyết chí học tập. Từ cậu học trò trung bình khá những năm cấp 2, Nghĩa vươn lên hàng “top” ở trường với thành tích 3 năm học sinh giỏi.
Dù nhà nghèo, vất vả thiếu thốn, nhưng Nghĩa vẫn vươn lên học giỏi (Ảnh: Trung Thi).
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, Võ Trọng Nghĩa (18 tuổi trú thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, Phú Yên) được thông báo trúng tuyển vào Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học với số điểm 24 (khối A).
Vất vả, thiếu thốn từ bé
Nghĩa sống cùng em gái, mẹ và ông ngoại 85 tuổi trong căn nhà cấp 4 đã cũ. Vắng bóng cha từ ngày còn nhỏ nên Nghĩa lớn lên trong sự thiếu thốn, vất vả.
Những bộ quần áo đẹp, tươm tất, hay những món ngon, vật lạ đối với Nghĩa là một thứ vô cùng xa xỉ. Tuổi thơ của em phải sống trong căn nhà rách nát cũ kỹ, cùng bữa cơm với chút cá kho khô.
Nghĩa sống cùng mẹ, em gái và ông ngoại đã 85 tuổi (Ảnh: Trung Thi).
Nhà nghèo, không có ruộng đất, mẹ của Nghĩa là chị Võ Thị Sen quần quật làm lụng để nuôi các con. Hàng ngày, chị đi lấy cá ở chợ từ sáng sớm, chạy xe máy vài chục kilomet vào thôn, buôn để bán lại kiếm vài đồng có tiền mua gạo, mua mắm cho 4 miệng ăn.
Đang khỏe mạnh, năm 2019, chị Sen ngã ốm “thập tử nhất sinh” vì căn bệnh suy giáp. Nhà đã nghèo nên khi chị Sen ngã bệnh, gia đình chạy vạy khắp nơi nhưng vẫn không đủ tiền để chị uống thuốc.
Thương mẹ thoi thóp trong bệnh viện, Nghĩa khi ấy 15 tuổi đã chạy khắp làng, khắp chợ nhờ giúp đỡ để mẹ có tiền chữa bệnh.
Thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, chị Sen dần hồi phục, hiện tại chị vẫn phải uống thuốc để điều trị. Dù bệnh chưa dứt, chị Sen đã quay lại với công việc của mình để kiếm tiền lo cho các con.
“Hôm cá rẻ thì mình kiếm được 100.000 đồng, còn hôm cá đắt thì kiếm vài chục nghìn đồng. Ngày nắng, đi về đỡ vất vả, ngày mưa, đường đất đỏ trơn trượt rất nguy hiểm, nhưng vẫn phải cố gắng”, chị Sen tâm sự.
Thấy mẹ vất vả, dãi nắng dầm mưa, Nghĩa phụ mẹ ở nhà chăm ông, bày em gái học tập. Về phần Nghĩa, em đạt học sinh giỏi 3 năm liền và mới đây là đỗ vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.
Thầy Lê Ánh Phát – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Nghĩa – nhận xét: “Dù gia đình Nghĩa rất khó khăn, nhưng em rất chăm chỉ học tập. Điểm số của Nghĩa trong năm học 12 là đứng đầu lớp, hạnh kiểm tốt. Em Nghĩa là tấm gương vượt khó học giỏi của trường.
Trong năm học vừa qua, lớp cũng chủ động đề xuất nhà trường để Nghĩa nhận các suất quà, học bổng. Nay em ấy đậu đại học Bách khoa Đà Nẵng, tôi mong quý mạnh thường quân sẽ tiếp tục hỗ trợ Nghĩa để có điều kiện theo đuổi ước mơ của mình”, thầy Phát chia sẻ.
Đường đến giảng đường chồng chất khó khăn
Hôm nhận giấy báo nhập học của trường đại học, tâm trạng của Nghĩa rối bời. Khoản học phí hơn 14 triệu đồng không phải là ít đối với gia đình Nghĩa hiện tại. Cậu biết chắc mẹ hết khả năng lo cho mình, vì mỗi tháng mẹ làm ra chẳng bao nhiêu, trong khi đó còn phải lo cho ông ngoại, em gái và tiền thuốc uống hàng ngày để chữa bệnh.
Nghĩa mơ ước có đủ kinh phí để được đến trường (Ảnh: Trung Thi).
“Đêm hôm nhận giấy báo nhập học, Nghĩa không ngủ được mà trằn trọc, sợ không còn được đến trường. Nghĩa tính đến chuyện kiếm việc đi làm, tích lũy tiền bạc, rồi sau này sẽ tìm cách quay lại giảng đường” – mẹ của Nghĩa kể.
May mắn, một nhà hảo tâm đã đứng ra quyên góp giúp Nghĩa được số tiền đóng học phí kỳ đầu. Cận kề ngày nhập học, cậu học trò nghèo chỉ sắm nổi một chiếc chiếu cói và 3 chiếc áo thun.
“Nhập học xong, em sẽ cố gắng dành thời gian đi làm thêm, dành dụm tiền đóng học phí. Mỗi ngày, em chỉ cần gói mì tôm, quả trứng là có thể qua bữa. Em sẽ nỗ lực không ngừng để tiếp tục được học” – Nghĩa nói.
Ông Ngô Bình Thịnh – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng – cho biết gia đình em Nghĩa hiện rất khó khăn và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Vừa qua, thị trấn cũng nhận được thông tin Nghĩa đậu đại học Bách khoa.
“Gia cảnh rất khó khăn, nhưng Nghĩa rất có nghị lực vươn lên học giỏi. Tôi mong sẽ có mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ để cậu ấy có thể theo đuổi giấc mơ của mình” – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng nói.
Nhiều bạn hỏi thông tin để ủng hộ bạn ấy mình có để thông tin bạn ấy ở đây nhé hoặc vào trực tiếp trang điện tử DÂN TRÍ để ủng hộ nhé
Con rơi tỉ phú Mỹ và cô hầu phòng tại Việt Nam: Chưa từng gặp bố, nhận 100 triệu USD
Larry Hillblom là ông trùm công ty chuyển phát nhanh DHL nổi tiếng toàn cầu. Đáng nói, ngoài được biết đến là một vị tỉ phú sở hữu khối tài sản khổng lồ 600 triệu USD (tương đương hơn 13 nghìn tỉ đồng), Larry Hillblom còn nổi tiếng với bản tính đào hoa của mình.
Ông từng có một mối tình chớp nhoáng với cô hầu phòng tại Việt Nam. Cả hai còn có chung với nhau một cậu con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên, ông chưa từng gặp mặt con một lần. Đến nay, cậu bé đã có một cuộc sống hoàn toàn khác.
Bức ảnh chụp người con trai mang dòng máu Việt của tỉ phú Larry Hillblom. (Ảnh: CNN)
Cuộc tình chớp nhoáng của vị tỉ phú đào hoa và cô hầu phòng Việt Nam
LA Times đăng tải, cô hầu phòng có con chung cùng vị tỉ phú Larry Hillblom tên là Nguyễn Thị Bé (quê ở xã Tân Xuân, thuộc huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Cả hai gặp nhau vào năm 1993, khi vị tỉ phú sang Việt Nam để mua lại một khách sạn 4 sao ở Phan Thiết, nâng cấp và xây dựng thêm một sân golf 18 lỗ đẹp nhất châu Á thời điểm đó.
Tại đây, vị tỉ phú cùng với cô Bé đã có một chuyện tình chớp nhoáng. Cô Bé chia sẻ với giới truyền thông, ban đầu cô không hề biết Larry là một vị tỉ phú, bởi ông luôn diện những trang phục hết sức đơn giản. Đến khi phát hiện mình có thai, cô Bé cũng không dám nói với ông, chỉ lẳng lặng rời khỏi khách sạn về quê nhà Tân Xuân.
Để sống qua ngày, cô Bé phải ra đồng đi gặt, làm cỏ mướn kiếm ăn. Đến năm 1994, cô hạ sinh bé trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Bé Lory. Sau đó, một người bạn đã đến chụp ảnh cô Bé và con trai rồi gửi đến Larry, từ đó vị tỉ phú mới biết mình có con tại Việt Nam.
Tỉ phú Larry Hillblom – người có một cuộc tình chớp nhoáng với cô hầu phòng Việt Nam. (Ảnh: The Times)
Dù là con trai của tỉ phú, thế nhưng cậu bé Lory lại lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn. Cậu sống với mẹ cùng ông bà ngoại trong sự khốn khó, phải chạy khắp nơi kiếm sống qua ngày. Đến năm 1995, cô Bé được một người đàn ông tên H. cưới về làm vợ, tuy nhiên cả hai không đăng ký kết hôn. Một năm sau, Lory đón em gái nhỏ chào đời, tên là Nhung.
Còn tỉ phú Larry, vào tháng 5/1995, ông không may qua đời do gặp sự cố trong chuyến bay bằng thủy phi cơ từ đảo Pagan đến Saipan. Ngay sau đó, hàng loạt cuộc chiến pháp lý tranh giành khối tài sản khổng lồ của vị tỉ phú nổ ra. Cô Bé sau khi biết chuyện cũng đã liên lạc với một vị luật sư nước ngoài nhằm giành quyền thừa kế tài sản cho con. Điều này khiến cho truyền thông và dư luận không khỏi ồn ào suốt một khoảng thời gian dài.
Tỉ phú Larry Hillblom nổi tiếng là người đàn ông đào hoa. (Ảnh: BBC)
Đến năm 1998, việc phân tích ADN để xác định ai là con thật của tỷ phú Larry vẫn chưa thể diễn ra đúng theo kế hoạch. Bởi lẽ, vị tỉ phú này đã qua đời, còn mẹ ông lại một mực không đồng ý cho lấy ADN. Tại nơi ông từng sinh sống, mọi đồ đạc đều đã tẩy trùng sạch sẽ. Vì vậy, các phía đòi quyền thừa kế đã phải thuê không ít thám tử, luật sư vào cuộc.
Trong khi đó, tổ chức quản lý di sản của Larry Hillblom cũng bỏ không ít tiền để thuê gần 100 luật sư đấu tranh, bảo vệ tài sản cho gia đình vị tỉ phú và Tổ chức nghiên cứu y khoa Đại học California. Điều này khiến cho vụ việc càng trở nên nổi tiếng hơn, thậm chí còn được đánh giá là một trong những cuộc chiến pháp lý lớn nhất lịch sử tư pháp Mỹ.
Sau nhiều lần kiện tụng, cuối cùng các luật sư đã quyết định so sánh ADN của những đứa bé để tìm ra ai là con ruột của tỉ phú Larry. Lúc này, mẹ ruột ông bất ngờ đồng ý cung cấp mẫu ADN nhằm đổi lấy một số tiền nhỏ trong gia sản kếch xù do vị tỉ phú bạc mệnh để lại. Cuối cùng có đến 4 đứa trẻ được xác nhận là con ruột tỉ phú Hillblom, trong đó có Nguyễn Bé Lory.
Sau cuộc xét nghiệm thì tỉ phú Larry có tới 4 đứa con rơi. (Ảnh: The Fresno Bee)
Cuộc sống hiện tại của con trai rơi tỉ phú Mỹ và cô hầu phòng Việt
VnExpress đăng tải, sau khi xác minh thân phận, bé Nguyễn Bé Lory đã được thừa kế số tài sản lên đến 100 triệu USD (2,2 nghìn tỉ đồng) của người cha không chính thức. Tuy nhiên, thời điểm đó, do cậu bé chưa đến tuổi trưởng thành nên những người quản lý số tài sản thống nhất với gia đình Lory sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm thu thêm lợi nhuận.
Khi còn sống, tỉ phú Larry Hillblom cũng đầu tư rất nhiều lĩnh vực khác nhau. (Ảnh: The Times)
Gia đình cậu cũng chuyển đến sống tại một thị trấn ở bờ biển phía đông nước Mỹ. Đến năm 2012, cậu bé cùng mẹ, các em và người quản lý trở về huyện Hàm Tân, Bình Thuận để thăm ông bà ngoại. Trong chuyến đi này, con trai tỉ phú Larry Hillblom tỏ ra rất thích thú trước khung cảnh tuyệt đẹp ở Côn Đảo. Cậu cũng cho biết mình sẽ sớm quay trở lại nơi đây trong thời gian tới.
3 năm sau, khi tròn 21 tuổi, Nguyễn Bé Lory chính thức là chủ nhân của khối tài sản khổng lồ hàng nghìn tỉ đồng. Nhờ đó, cậu trở thành một trong những triệu phú trẻ tuổi gốc Việt sở hữu cuộc sống đáng mơ ước.
Một trong những bức ảnh hiếm hoi được tiết lộ của bé Lory và mẹ. (Ảnh: Black Shirts)
Cuộc đời của tỉ phú Larry Hillblom và bản di chúc cuối cùng
AP News đăng tải, Larry Hillblom là một trong những người sáng lập công ty chuyển phát nhanh DHL. Ông từng tốt nghiệp trường Luật – Đại học Berkeley, bang California. Năm 1969, ông đã cùng với hai người bạn thân thiết của mình Adrian Dalsey và Robert Lynn khởi nghiệp, lấy chữ cái đầu trong tên 3 người ghép lại làm tên công ty. Ban đầu, tập đoàn này dùng máy bay, tàu làm phương tiện giao thư tín, giấy tờ, bưu phẩm.
Sau một thời gian không ngừng phát triển, DHL đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường chuyển phát nhanh, trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất hành tinh trong lĩnh vực này. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, thời điểm khi Hillblom gặp sự cố và ra đi, khối tài sản công ty ông đang nắm giữ lên đến 5,7 tỉ USD (hơn 129 nghìn tỉ đồng).
Ba nhà thành lập công ty chuyển phát nhanh DHL. (Ảnh: DHL Africa)
Vào những năm 1980, khi chuyện làm ăn “lên như diều gặp gió”, Hillblom bắt đầu chìm đắm vào những cuộc ăn chơi, tiêu tiền không ngừng nghỉ. Đáng nói, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, ông qua lại với rất nhiều cô gái đến từ các quốc gia khác nhau, hầu hết đều là những người trẻ tuổi, đang làm bồi bàn, phục vụ phòng…
Năm 1982, vị tỉ phú quyết định đến sống tại đảo Saipan, thuộc quần đảo Mariana, Mỹ để thuận tiện cho việc kinh doanh. Cũng trong năm đó, ông đã viết một bức di chúc để lại toàn bộ tài sản cho Trường đại học UC – San Francisco, California. Đáng nói, vị tỉ phú không hề nhắc đến những người con rơi cũng như mẹ và hai người anh, em ruột của mình.
Tuy nhiên, theo luật pháp nơi ông sinh sống, dù được phát hiện sau khi có di chúc, những người con của vị tỉ phú vẫn sẽ được kế thừa tài sản từ cha. Đây cũng chính là lý do mà ngay khi vị tỉ phú không còn nữa, một cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế đã được diễn ra.
Một trong những người con rơi của vị tỉ phú Larry. (Ảnh: Getty Images)
Đến nay, nhiều người vẫn còn nhớ đến cuộc chiến pháp lý xác định con ruột tỉ phú Larry Hillblom. Còn về những đứa trẻ được xác định là con ruột vị tỉ phú, đến nay cuộc sống của họ được bảo đảm riêng tư, mọi hoạt động đều giữ bí mật.