CHA BỎ RƠI TỪ NHỎ, NAM SINH ĐỖ ĐH BÁCH KHOA CHỈ ƯỚC MỖI THÁNG CÓ ĐƯỢC THÙNG MÌ TÔM ĐỂ CÓ THỂ TIẾP TỤC ĐẾN GIẢNG ĐƯỜNG

   

Cha bỏ rơi ngày còn nhỏ, mẹ tảo tần nuôi Nghĩa lớn khôn trong sự vất vả thiếu thốn. Nay đỗ đại học, Nghĩa chỉ dám mơ mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ.

Lớn khôn bằng lòng yêu thương của mẹ và cả những bao gạo tình thương của nhà hảo tâm nên Nghĩa quyết chí học tập. Từ cậu học trò trung bình khá những năm cấp 2, Nghĩa vươn lên hàng “top” ở trường với thành tích 3 năm học sinh giỏi.
Cha bỏ rơi từ nhỏ, nam sinh đỗ ĐH Bách khoa chỉ ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để có thể tiếp tục đến giảng đường

Dù nhà nghèo, vất vả thiếu thốn, nhưng Nghĩa vẫn vươn lên học giỏi (Ảnh: Trung Thi).

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vừa qua, Võ Trọng Nghĩa (18 tuổi trú thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, Phú Yên) được thông báo trúng tuyển vào Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học với số điểm 24 (khối A).

Vất vả, thiếu thốn từ bé

Nghĩa sống cùng em gái, mẹ và ông ngoại 85 tuổi trong căn nhà cấp 4 đã cũ. Vắng bóng cha từ ngày còn nhỏ nên Nghĩa lớn lên trong sự thiếu thốn, vất vả.

Những bộ quần áo đẹp, tươm tất, hay những món ngon, vật lạ đối với Nghĩa là một thứ vô cùng xa xỉ. Tuổi thơ của em phải sống trong căn nhà rách nát cũ kỹ, cùng bữa cơm với chút cá kho khô.
Nam sinh ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ - 2

Nghĩa sống cùng mẹ, em gái và ông ngoại đã 85 tuổi (Ảnh: Trung Thi).

Nhà nghèo, không có ruộng đất, mẹ của Nghĩa là chị Võ Thị Sen quần quật làm lụng để nuôi các con. Hàng ngày, chị đi lấy cá ở chợ từ sáng sớm, chạy xe máy vài chục kilomet vào thôn, buôn để bán lại kiếm vài đồng có tiền mua gạo, mua mắm cho 4 miệng ăn.

Đang khỏe mạnh, năm 2019, chị Sen ngã ốm “thập tử nhất sinh” vì căn bệnh suy giáp. Nhà đã nghèo nên khi chị Sen ngã bệnh, gia đình chạy vạy khắp nơi nhưng vẫn không đủ tiền để chị uống thuốc.

Thương mẹ thoi thóp trong bệnh viện, Nghĩa khi ấy 15 tuổi đã chạy khắp làng, khắp chợ nhờ giúp đỡ để mẹ có tiền chữa bệnh.

Thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, chị Sen dần hồi phục, hiện tại chị vẫn phải uống thuốc để điều trị. Dù bệnh chưa dứt, chị Sen đã quay lại với công việc của mình để kiếm tiền lo cho các con.

“Hôm cá rẻ thì mình kiếm được 100.000 đồng, còn hôm cá đắt thì kiếm vài chục nghìn đồng. Ngày nắng, đi về đỡ vất vả, ngày mưa, đường đất đỏ trơn trượt rất nguy hiểm, nhưng vẫn phải cố gắng”, chị Sen tâm sự.

Thấy mẹ vất vả, dãi nắng dầm mưa, Nghĩa phụ mẹ ở nhà chăm ông, bày em gái học tập. Về phần Nghĩa, em đạt học sinh giỏi 3 năm liền và mới đây là đỗ vào Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng.

Thầy Lê Ánh Phát – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Nghĩa – nhận xét: “Dù gia đình Nghĩa rất khó khăn, nhưng em rất chăm chỉ học tập. Điểm số của Nghĩa trong năm học 12 là đứng đầu lớp, hạnh kiểm tốt. Em Nghĩa là tấm gương vượt khó học giỏi của trường.

Trong năm học vừa qua, lớp cũng chủ động đề xuất nhà trường để Nghĩa nhận các suất quà, học bổng. Nay em ấy đậu đại học Bách khoa Đà Nẵng, tôi mong quý mạnh thường quân sẽ tiếp tục hỗ trợ Nghĩa để có điều kiện theo đuổi ước mơ của mình”, thầy Phát chia sẻ.

Đường đến giảng đường chồng chất khó khăn

Hôm nhận giấy báo nhập học của trường đại học, tâm trạng của Nghĩa rối bời. Khoản học phí hơn 14 triệu đồng không phải là ít đối với gia đình Nghĩa hiện tại. Cậu biết chắc mẹ hết khả năng lo cho mình, vì mỗi tháng mẹ làm ra chẳng bao nhiêu, trong khi đó còn phải lo cho ông ngoại, em gái và tiền thuốc uống hàng ngày để chữa bệnh.
Nam sinh ước mỗi tháng có được thùng mì tôm để bám con chữ - 3

Nghĩa mơ ước có đủ kinh phí để được đến trường (Ảnh: Trung Thi).

“Đêm hôm nhận giấy báo nhập học, Nghĩa không ngủ được mà trằn trọc, sợ không còn được đến trường. Nghĩa tính đến chuyện kiếm việc đi làm, tích lũy tiền bạc, rồi sau này sẽ tìm cách quay lại giảng đường” – mẹ của Nghĩa kể.

May mắn, một nhà hảo tâm đã đứng ra quyên góp giúp Nghĩa được số tiền đóng học phí kỳ đầu. Cận kề ngày nhập học, cậu học trò nghèo chỉ sắm nổi một chiếc chiếu cói và 3 chiếc áo thun.

“Nhập học xong, em sẽ cố gắng dành thời gian đi làm thêm, dành dụm tiền đóng học phí. Mỗi ngày, em chỉ cần gói mì tôm, quả trứng là có thể qua bữa. Em sẽ nỗ lực không ngừng để tiếp tục được học” – Nghĩa nói.

Ông Ngô Bình Thịnh – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng – cho biết gia đình em Nghĩa hiện rất khó khăn và thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Vừa qua, thị trấn cũng nhận được thông tin Nghĩa đậu đại học Bách khoa.

“Gia cảnh rất khó khăn, nhưng Nghĩa rất có nghị lực vươn lên học giỏi. Tôi mong sẽ có mạnh thường quân quan tâm hỗ trợ để cậu ấy có thể theo đuổi giấc mơ của mình” – Chủ tịch thị trấn Hai Riêng nói.

CON CÁI BẤT HIẾU, KHÓ DẠY BẢO LÀ VÌ CHA MẸ CÓ 1 THỨ NÀY, AI CÓ PHẢI BỎ NGAY

 

  Cha mẹ quá chiều chuộng con cái

Hiện nay điều kiện kinh tế dần được cải thiện, các gia đình lại sinh ít con vì vậy chúng luôn được yêu chiều như những công chúa, hoàng tử, quần áo tới tay, cơm dâng tận miệng.

Vì vậy, trong xã hội ngày nay, việc cha mẹ chiều chuộng con cái không còn là chuyện xa lạ, chỉ cần con trẻ sung sướng, bậc cha mẹ có thể làm bất cứ điều gì. Thế nhưng, những đứa trẻ hồi nhỏ càng được chiều chuộng bao nhiêu, lớn lên chúng đối xử với cha mẹ càng ích kỷ bấy nhiêu.

Những đứa trẻ được cha mẹ chiều chuộng vô kỷ luật trong thời gian dài dễ hình thành tính tự cao tự đại.

 

Chúng thường không nể nang, biết ơn người khác và sẽ cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên. Đứa trẻ như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể về già trở thành “những đứa trẻ khổng lồ”, thích dựa dẫm, thậm chí có trường hợp động tay động chân với cha mẹ mình.

Chính bậc làm cha mẹ cũng không tôn trọng cha mẹ của mình

Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ và hầu hết các hành vi của trẻ đều được học từ cha mẹ. Theo nghiên cứu, hầu hết những phẩm chất và hành vi tốt đẹp của con người đều được hình thành từ thời thơ ấu. 

Vì vậy, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ và có thái độ không tốt với người già, con cái có thể cảm thấy đây là điều bình thường. Khi trẻ lớn lên trong gia đình như vậy, chúng có thể hình thành sự thiếu tôn trọng người khác.

Về những thói quen xấu của cha mẹ, nhà văn Trịnh Uyên Khiết đã nói: “Muốn con cái hiếu thảo với mình thì cách tốt nhất là chính mình cũng phải hiếu thảo với cha mẹ".

Nếu bạn muốn con cái nên người, hiếu thuận với mình khi về già, hãy làm gương, kính trọng, chăm sóc người già, gieo mầm “hiếu thảo” cho con cái.

Thường xuyên đánh đập, la mắng con

 

Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ cảm thấy phẫn uất, căm ghét, sau này dễ biến bạo lực thành bạo lực, chủ động đánh người khác. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Những cha mẹ hay bạo lực vũ lực và lời nói rất dễ ảnh hưởng lên đứa trẻ.

 

Quát mắng con không phải là cách tốt mà có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lí của trẻ

 

Cưng chiều vật chất hơn tình yêu

Ngày nay có rất nhiều các bậc cha mẹ nai lưng ra làm việc, từ việc cơ quan đến việc nhà, để cho con hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ, không cho con đụng tay vào việc nhà, đứa trẻ chỉ phải học và chơi. Bạn làm vậy là đang tước đi cơ hội làm việc báo hiếu của đứa trẻ và dung dưỡng đứa trẻ ngày càng trở nên vô tâm. Việc làm của bạn vô tình khiến con cảm thấy tình yêu và vật chất cha mẹ cho là hiển nhiên và sự hy sinh của cha mẹ là hợp lý.

Thực ra thứ một đứa trẻ cần nhất là tình yêu. Chính nó tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương trong đứa trẻ, giúp tình yêu với đấng sinh thành lớn dần theo thời gian.