Chính thức: Từ nay trở đi, xe máy vi phạm 8 lỗi này bị t.ịch thu phương tiện v.ĩnh v.iễn, ai cũng nên biết kẻo th.iệt th.òi

   

Theo quy định xe máy phạm những lỗi này sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông, ai không biết sẽ thiệt thòi.

8 lỗi khi điều khiển xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện

 

Theo quy định điều 6, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị tịch thu xe máy như sau:

 

– Những trường hợp mà người điều khiển xe máy buông cả hai tay; dùng chân điều khiển xe máy; ngồi về một bên khi đang điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe, đổi người điều khiển khi xe đang chạy; xoay người về phía sau hoặc bịt mắt điều khiển xe sẽ bị thu phương tiện giao thông.

– Những trường hợp người điều khiển xe máy có hành vi lạng lách hoặc đánh võng khi điều khiển xe trên đường bộ trong hay ngoài đô thị sẽ bị tịch thu phương tiện.

– Những trường hợp người điều khiển xe máy chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy xe bằng hai bánh đối với xe ba bánh bị tịch thu phương tiện

Cạnh đó, tại khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi quy định về những trường hợp bị tịch thu xe máy:

Trường hợp nào xe máy bị tịch thu phương tiện
Trường hợp nào xe máy bị tịch thu phương tiện

Trường hợp nào xe máy bị tịch thu phương tiện

– Những trường hợp người điều khiển sử dụng xe tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông cũng bị tịch thu xe máy.

– Những trường hợp người điều khiển xe máy không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện trong các trường hợp như không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.

Ngoài ra, tại khoản 14, khoản 15, điều 30 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, chủ phương tiện sẽ bị tịch thu xe máy nếu có hành vi vi phạm sau đây:

Xe máy phạm 8 lỗi này sẽ bị tịch thu phương tiện
Xe máy phạm 8 lỗi này sẽ bị tịch thu phương tiện

Xe máy phạm 8 lỗi này sẽ bị tịch thu phương tiện

– Những trường hợp điều khiển xe máy mà tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông.

– Những trường hợp điều khiển phương tiẹn nhưng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp.

– Điều khiển phương tiện nhưng hông có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

xem thêm:

Lái xe chỉ được phép đ:è v:ạch xư:ơ:ng cá trong 1 trường hợp duy nhất mà không bị ph:ạ:t, ai cũng nên nắm rõ để không m:ất ti:ền o:a:n

 

Theo quy định thì người tham gia giao thông không được điều khiển phương tiện đè, đi qua vạch xương cá trừ trường hợp khẩn cấp và trường hợp đó là gì?

 
 
Lái xe chỉ được phép đ:è v:ạch xư:ơ:ng cá trong 1 trường hợp duy nhất mà không bị ph:ạ:t, ai cũng nên nắm rõ để không m:ất ti:ền o:a:n
Photo: internet
     
 
 

Vạch xương cá là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định vạch kẻ đường nào được gọi là vạch xương cá. Tuy nhiên, ở thực tế, “vạch xương cá” thường được sử dụng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo đó, quy cách của vạch xương cá được quy định như sau:

– Vạch xương cá bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.

– Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ là 20 cm.

Vạch xương cá dùng để kênh hóa dòng xe có dạng chữ V. (Ảnh: CSGT)

Ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá

Theo Phụ lục G Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về ý nghĩa sử dụng của vạch xương cá như sau:

– Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (thường được gọi là vạch xương cá) được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.

– Khi vạch xương cá được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008.

– Vạch xương cá thường được sử dụng để kênh hóa các dòng xe như dẫn hướng xe ở trạm thu phí, kênh hóa các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức ở ngã ba, ngã tư phức tạp.

Như vậy, vạch xương cá có ý nghĩa trong bố trí vạch phân làn đường trong khu vực tách và nhập làn.

Khi nào được đè vạch xương cá?

Từ ý nghĩa của vạch xương cá, có thể thấy các phương tiện giao thông không được phép đè vạch xương cá khi lưu thông. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép các phương tiện giao thông đè vạch xương cá trong một số trường hợp theo quy định.

Theo quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ vạch xương cá được quy định như sau:

c. Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Ý nghĩa sử dụng: Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ”.

Như vậy, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định. Trong đó, các trường hợp khẩn cấp mà phương tiện giao thông được phép đè vạch có thể kể đến như:

– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.

– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.

– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…

Như vậy, các phương tiện được đè lên vạch xương cá trong những trường hợp khẩn cấp nêu trên.