Trong một số trường hợp, CSGT có quyền kiểm tra ví, cốp xe của người điều khiển phương tiện giao thông.
Bạn đọc Vũ Thị Thuyết (Cầu Giấy, TP Hà Nội) hỏi: Hiện nay, tôi thấy lực lượng công an tăng cường kiểm tra nồng độ cồn. Khi yêu cầu các tài xế dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn, các tổ công tác này còn yêu lái xe mở cốp xe kiểm tra.
“Công an có được quyền kiểm tra ví, cốp xe của người điều khiển phương tiện không? Nếu không vi phạm nồng độ cồn thì cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền dừng xe kiểm tra hay không?”, bạn Thuyết thắc mắc.
Trả lời nội dung này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15/9/2023 đã chỉ rõ các nội dung mà CSGT được quyền dừng xe để kiểm soát.
Đó là: Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện; Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện; Kiểm soát việc chấp hành quy định về an toàn vận tải; Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định, nếu kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho sử dụng máy đo nồng độ cồn thì CSGT vẫn có quyền yêu cầu dừng các phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn tài xế.
Khi yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe, CSGT được quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan người và xe, điều kiện tham gia giao thông của xe và việc tuân thủ quy định về hoạt động vận tải nhưng không được tùy tiện kiểm tra ví, cốp xe, điện thoại hay vật dụng cá nhân khác của người điều khiển phương tiện.
“Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 127 và khoản 1 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính vẫn được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng: Người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; Trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính”, luật sư Bình nói.
Luật sư Diệp Năng Bình cho biết, việc khám người, phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành như: Trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng CSGT đường bộ, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 127 và khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy thì chiến sĩ CSGT cũng được quyền khám phương tiện, đồ vật.
Đồng thời, người này còn phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám xét phương tiện, đồ vật.
“Như vậy, CSGT có quyền khám cốp xe, điện thoại, ví… khi có căn cứ để cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật như vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy”, luật sư Diệp Năng Bình phân tích.
Đám cưới đặc biệt: Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới trong phòng cấp cứu trong khoảnh khắc chú rể vừa thoát cửa t:ử ở Lạng Sơn
Trong ngày trọng đại, thay vì tổ chức ở nhà, có sự chứng kiến của hai bên gia đình, bạn bè… đôi bạn trẻ Lạng Sơn phải trao nhẫn cưới bên giường bệnh…
Câu chuyện cổ tích này diễn ra tối hôm qua (22-3) tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.
Nhân vật chính trong câu chuyện này là chú rể TVH và cô dâu NA (cả hai người Lạng Sơn).
Chia sẻ với PLO, bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Thành Đô cho hay, 7 ngày trước đám cưới, chú rể TVH nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn – viêm phổi suy hô hấp cấp tiến triển, suy đa tạng, tiên lượng tử vong.
Trong khoảng thời gian điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ nắm bắt tình hình và biết bệnh nhân chuẩn bị làm đám cưới nên tập trung cứu chữa, sử dụng thuốc vận mạch liều cao, hỗ trợ thở máy bảo vệ phổi.
Đến hôm qua, ngày cưới chính thức, các thủ tục đám cưới vẫn diễn ra tại gia đình, còn phần trao nhẫn giữa cô dâu và chú rể thì diễn ra trên giường bệnh.
Cô dâu NA cùng một số bạn bè, người thân đến bệnh viện trao nhẫn cưới cho chồng đang nằm cấp cứu. Cũng tại đây, anh TVH trao nhẫn cưới cho người vợ của mình.
Câu chuyện cổ tích này diễn ra ngay trong bệnh viện với sự chứng kiến của các bác sĩ, nhân viên y tế.
Bác sĩ Đô cũng cho biết để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc điều trị cho bệnh nhân, lãnh đạo khoa đã xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện, sắp xếp một buồng tách biệt để cô dâu và người thân đến trao nhẫn cho chú rể. Sự việc diễn ra trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Cũng theo vị bác sĩ, tình hình sức khỏe của nam bệnh nhân đã được cải thiện, theo phác đồ điều trị hiện tại, bệnh nhân có thể ra viện vào cuối tuần sau.