Đã ghi nhận bệnh nhân ho gà đầu tiên trong năm 2023, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội.
Cụ thể, bệnh nhân là bé gái 6 tuần tuổi, có địa chỉ tại Đan Phượng khởi phát bệnh ngày 10/11 với triệu chứng ho, không sốt, không nôn.
Ngày 11/11, gia đình đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, được chẩn đoán viêm phế quản phổi và kê đơn thuốc điều trị tại nhà.
Trường hợp mắc ho gà là bé gái 6 tuần tuổi (Ảnh minh họa: Getty).
Điều trị 3 ngày không thấy bệnh thuyên giảm, ngày 14/11, gia đình đưa trẻ đi khám tại Bệnh viện Phương Đông và được kê đơn thuốc về nhà điều trị tiếp.
Đến ngày 16/11, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều về đêm, bú kém, cơn ho kéo dài khoảng 10 phút, có cơn tím tái mặt.
Trẻ được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng thở oxy mask 5 lít/phút, SpO2 89% (không thở oxy), họng đỏ, mũi nề. Bệnh nhân được xét nghiệm PCR ho gà cho kết quả dương tính.
Theo Sở Y tế Hà Nội, ho gà là bệnh lây truyền cấp tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chính của bệnh là cơn ho dữ dội, thở rít vào.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng của người bệnh khi ho, hắt hơi. Khả năng lây lan của bệnh cao, nhất là đối với những trẻ sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín như trường học.
Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.
Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.
Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản – phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh ho gà chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi một khi 2 tháng tuổi; mũi 2 khi 3 tháng tuổi; mũi 3 khi 4 tháng tuổi; mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.
Những trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, tiêm chủng muộn cần tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó để phòng bệnh ho gà hiệu quả.
Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh, người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.
Đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hàng ngày. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, cách ly và điều trị.
Cất Chổi Đúng Cung Hao Tài Này Chẳng Khác Gì Quét Sạch Lộc Lá, Tiền Của Khó Kiếm
Việc để chổi quét nhà ở đâu cũng được giới phong thủy coi quan trọng, theo đó, có những vị trí không nên để chổi quét nhà để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho gia đình.
Những vị trí không nên để chổi quét nhà
Theo quan niệm phong thủy, chổi quét nhà không nên để ở những vị trí dưới đây.
Hai bên cửa ra vào
Nhiều gia đình có thói quen đặt chổi quét nhà ở hai bên cửa ra vào, nhưng đây lại là điều đại kỵ trong phong thủy nhà ở. Theo các chuyên gia phong thủy, chổi quét nhà được coi là vật tập trung nhiều khí xấu.
Một khi khí xấu chặn ở cửa thì tài khí khó vào nhà, việc để chổi ở đó sẽ có thể ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.
Phòng khách
Đây là nơi các thành viên trong gia đình quây quần, cũng là nơi đón tiếp khách đến chơi nhà.
Đặc biệt, trong phong thủy, phòng khách đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài vận của gia đình; việc bài trí phòng khách hợp phong thủy sẽ giúp gia chủ ăn nên làm ra, gia đình hòa thuận, bình yên. V
iệc chổi quét nhà được đặt ở đây sẽ khiến năng lượng xấu lan tỏa khắp nơi, ảnh hưởng tới vận khí chung của gia đình.
Ngoài ra, khi đặt chổi ở phòng khách, gia chủ có thể bị người khác tới chơi nhà đánh giá là sống bừa bộn, cẩu thả. Vì vậy, phòng khách là một trong những vị trí không nên để chổi quét nhà.
Phòng bếp, phòng ăn
Chổi quét nhà là vật dụng luôn chứa rất nhiều vi khuẩn. Về mặt khoa học, để chổi trong nhà bếp là điều không nên, vì sẽ ảnh hưởng đến việc chế biến món ăn, vi khuẩn xâm nhập các loại thực phẩm khiến việc ăn uống của bạn và gia đình trở nên không còn an toàn.
Còn theo phong thủy, phòng bếp và phòng ăn là nơi con người nạp năng lượng, duy trì sinh tồn, việc để chổi quét nhà ở vị trí này sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống gia đình.
Nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi ẩm thấp, chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Việc đặt chổi quét nhà ở đây sẽ khiến chổi càng thêm bẩn, việc vệ sinh nhà cửa khó được sạch sẽ.
Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi tích tụ nhiều khí xấu, khiến khí xấu ở chổi quét nhà bị nhân đôi lên. Khi sử dụng chổi quét nhà, vô tình bạn sẽ khiến khí xấu lan rộng khắp nơi.
Gần cửa sổ
Cửa sổ không chỉ là nơi đón ánh sáng tự nhiên vào nhà mà còn là nơi lưu thông không khí, giúp nhà thông thoáng.
Theo các chuyên gia phong thủy, việc đặt chổi quét nhà ở gần cửa sổ sẽ khiến gia chủ gặp điều không may mắn, ảnh hưởng đến hòa khí gia đình. Vì thế, đây là một trong những vị trí không nên để chổi quét nhà.
Những vị trí nên đặt chổi quét nhà
Sau khi quét nhà xong, bạn có thể đặt chổi ở phía sau nhà hoặc ban công. Việc đặt chổi ở hai vị trí này sẽ giảm bớt ảnh hưởng của nó tới vận khí của gia đình.
Khi chổi cùn, chổi bị hỏng, gia chủ nên thay mới ngay để tiện cho việc sử dụng cũng như loại bỏ những điềm xấu ra khỏi nhà.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!