Đào, Phở và Piano.mới chiếu đã cháy vé, đè bẹp “Mai” xuống top4. Trình độ của “đạo diễn danh tiếng từng góp phần trong phim bom tấn HLW” khác với “danh hài tự nhận mình là đạo diễn” là ở đây

   

Mượn câu chuyện tình dung dị và lãng mạn, bộ phim Đào, Phở và Piano toát lên khí chất bất khuất nhưng không kém phần lãng mạn của người Hà Nội trong thời chiến.

Không phải một tác phẩm thương mại được quảng bá rầm rộ, bộ phim Đào, Phở và Piano đang bất ngờ gây sốt khắp mạng xã hội dù có suất chiếu hạn chế (chỉ khoảng 18 suất mỗi ngày). Dự án được đạo diễn và viết kịch bản bởi NSƯT Phi Tiến Sơn, do nhà nước đầu tư với mức kinh phí 20 tỷ đồng.

Kịch bản Đào, Phở và Piano lấy bối cảnh trận chiến đông xuân kéo dài 60 ngày đêm từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 ở Hà Nội. Câu chuyện theo chân chàng dân quân Văn Dân (Doãn Quốc Đam đóng) và chuyện tình với nàng tiểu thư đam mê dương cầm Thục Hương (Cao Thị Thùy Linh thủ vai). Khi những người khác đã di tản lên chiến khu, họ quyết định cố thủ lại mảnh đất thủ đô đã tan hoang vì bom đạn, mặc cho những hiểm nguy đang chờ đợi trước mắt.

Đào, Phở và Piano: Bộ phim chất lượng xứng đáng trở thành cơn sốt phòng vé những ngày qua - Ảnh 1.

Nét chấm phá lãng mạn giữa sự tàn khốc của chiến tranh

Lấy bối cảnh thời kỳ chiến tranh khốc liệt, đạo diễn Phi Tiến Sơn chọn kể câu chuyện về tình yêu nước một cách hết sức dung dị với nhiều khung hình giàu tính gợi. Không có quá nhiều những cảnh chiến đấu hùng tráng, các tình tiết phim xoay quanh hành trình rời đơn vị đi tìm nguồn trợ cấp đạn dược của Văn Dân. Anh được một bé trai đánh giày giúp đỡ chỉ đường, đổi lại phải tìm cho cậu một chút hành lá để mang về đưa ông hàng phở cho kịp buổi bán hàng sáng hôm sau. Cùng lúc đó, Thục Hương quyết định từ nơi di tản trở về Hà Nội để tìm người yêu, lấy lý do quên chiếc đàn piano ở trong căn nhà cũ. Trớ trêu thay, khi cô đến, Văn Dân đã không còn ở đơn vị mà đang bôn ba đi tìm kiếm sự giúp đỡ.

Đào, phở và piano' - hiện tượng truyền thông chưa từng có ở phim Việt

TPO - Theo chuyên gia truyền thông phim Ân Nguyễn, "Đào, phở và piano" chưa thể gọi là bom tấn phòng vé nhưng hoàn toàn có thể gọi phim là hiện tượng truyền thông của làng phim trong năm qua.

Ở thị trường đường đua phim chiếu Tết, Mai của Trấn Thành là bộ phim ăn khách nhất dịp Tết Giáp Thìn 2024, hiện doanh thu lên đến hơn 460 tỷ đồng, theo Box Office Vietnam, tính đến chiều 25/2.

Trên mạng xã hội, Mai được khán giả bàn tán. Lần lượt những bài viết, hình ảnh, câu nói viral về Mai liên tục xuất hiện. Hiệu ứng phim lần lượt đạt 100 tỷ, 200 tỷ, 300 tỷ... sắp tới là vượt Nhà bà Nữ trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời kéo khán giả ra rạp xem Mai nhiều hơn.

Giữa lúc Mai gần như "độc chiếm" thị phần phim chiếu Tết,Đào, phở và piano (tạm gọi là Đào) trở thành hiện tượng phòng vé mới, lúc này đã là Mùng 9 Tết. Từ bộ phim gần như không được PR, không trailer, không họp báo, tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, giao CTCP Phim truyện 1 sản xuất dẫn đến tình trạng cháy vé cục bộ.

Trên mạng xã hội, nhiều người nói vui rằng, nếu TPHCM có Mai thì Hà Nội có Đào. Một trong những thứ làm nên thành công của cả Mai và Đào, phải kể đến yếu tố truyền thông.

'Đào, phở và piano' - hiện tượng truyền thông chưa từng có ở phim Việt ảnh 1

Hình ảnh khán giả đội nắng xếp hàng để mua vé Đào, phở và piano tại Đà Nẵng.

Đào so với Mai: Chưa đủ cơ sở

Trung tâm chiếu phim Quốc gia cắt bớt 50% suất chiếu phim Mai để chuyển sang Đào, phở và piano.

Phim Đào, phở và piano cháy vé, trong khi Mai vẫn còn vé (tại Trung tâm chiếu phim quốc gia).

Mai của Trấn Thành bị Đào, phở và piano vượt mặt về suất chiếu.

Đó là những thông tin, title bài xuất hiện trên mạng xã hội. Nhiều người so sánh bộ phim đang oanh tạc phòng vé cả nước với hơn 450 tỷ đồng và tác phẩm vừa được khán giả chú ý nhờ cơn sốt truyền miệng.

Trong khi đó, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định Đào không thể cháy vé hơn Mai. Ban đầu, tác phẩm chỉ cháy vé ở Trung tâm chiếu phim quốc gia, không thể đánh đồng sẽ cháy vé khi mang phát hành toàn quốc.

'Đào, phở và piano' - hiện tượng truyền thông chưa từng có ở phim Việt ảnh 2

Nếu Mai đứng đầu phòng vé với doanh thu hơn 460 tỷ đồng.

"Ở phương diện marketing & truyền thông, hiện tượng này chỉ phản ánh duy nhất một việc là nó được đón nhận bởi tệp khách của Trung tâm chiếu phim quốc gia, hợp gu với tệp khách đó, ở khu vực địa lý đó mà thôi", chuyên gia Nguyễn Ngọc Long nhận định.

Ngoài ra, nhiều người vịn vào chuyện website của Trung tâm chiếu phim quốc gia sập để cho rằng Đào, phở và piano hot hơn bộ phim do Trấn Thành sản xuất. Chuyên gia cho rằng so sánh như vậy là điều khập khiễng.

"Lý do duy nhất khiến website của Trung tâm chiếu phim quốc gia sập là công nghệ web lỗi thời, không có lý do thứ hai", chuyên gia chia sẻ thêm.

Cùng câu hỏi về việc Đào so với Mai, chuyên gia truyền thông phim Ân Nguyễn, cho biết với số lượng vé đã bán của Đào, phở và piano, phim chưa thể trở thành bom tấn phòng vé. Sự so sánh giữa Đào với Mai của Trấn Thành chưa chính xác.

"Sự so sánh giữa Đào với Mai thì hơi khập khiễng vì mỗi phim có đời sống khác nhau. Hai phim có đề tài, hoàn cảnh ra đời và cách thức phát hành khác biệt. Đối với Mai, bộ phim giữ được sức hút suốt nhiều ngày nên tôi tin bản thân nó có nội lực và tạo được cảm xúc cho nhiều khán giả", anh Ân Nguyễn nói.

"Đào là hiện tượng truyền thông chưa từng có"

Chuyên gia truyền thông Ân Nguyễn cho biết, Đào, phở và piano đã trở thành trào lưu, sau nhiều ngày được bàn tán trên mạng. Chỉ cần gõ từ khóa "xem" trên Google, kết quả "xem phim Đào phở piano" đứng thứ 2, chỉ sau "xem phim online".

"Xét trên những chỉ số truyền thông, hoàn toàn có thể gọi Đào, phở và piano là hiện tượng truyền thông của làng phim năm nay. Số tương tác và thảo luận của phim ở các hội nhóm, trang về phim luôn cao đáng ngạc nhiên, thậm chí khiến những ai làm marketing phim cũng mơ ước", chuyên gia nhận định.

Chuyên gia Ân Nguyễn cũng cho rằng Đào, phở và piano có hành trình quảng bá độc đáo nhất làng phim Việt.

"Bắt đầu từ một clip TikTok, sau đó nhiều khán giả biết đến, lên tiếng ủng hộ phim và tạo thành cơn sốt ở Trung tâm chiếu phim quốc gia, sau đó bắt đầu được tăng suất chiếu và được chiếu ở các tỉnh thành khác. Về mặt quảng bá thì có thể nói là chính khán giả là người đã đẩy phim lên và trở thành hiện tượng truyền thông", anh giải thích.

Anh nhận định Đào, phở và piano trở thành trường hợp đặc biệt vì chỉ sau khi bộ phim (sản phẩm) ra mắt, quá trình quảng bá rộng rãi mới chính thức bắt đầu và còn do các khách hàng (khán giả) chủ động thực hiện.

'Đào, phở và piano' - hiện tượng truyền thông chưa từng có ở phim Việt ảnh 3

Đào, phở và piano trở thành hiện tượng truyền thông chưa từng có trong lịch sử phim chiếu rạp Việt.

"Vốn dĩ bộ phim chỉ định chiếu ở một cụm rạp, sau đó vì quá được hâm mộ nên nhiều tỉnh thành khác mới lấy phim về. Đó cũng là hiện tượng hiếm gặp ở làng phim khi cung phải chạy theo cầu một khoảng cách khá xa. Theo tôi biết, nhiều cụm rạp liên tục điều chỉnh trong những ngày qua để thích ứng với việc nhu cầu của khán giả dành cho phim này ngày càng tăng", anh nói.

Chuyên gia truyền thông nhận định ngành truyền thông phim nhiều "biến ảo", Đào, phở và piano là minh chứng rõ nhất. Nhiều lúc, tiếp cận theo hướng bài bản không hiệu quả bằng cảm giác và kinh nghiệm.

"Với vấn đề marketing phim, điều cơ bản nhất vẫn là sản phẩm. Đào, phở, piano đang ở mức trung bình khá, gọi là khá tròn trịa trong dòng phim cùng chủ đề chứ chưa thể so được với các bộ phim cách mạng kinh điển của thế kỷ 20. Nhưng với sức hút hiện tại, đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu của khán giả với các phim đề tài dân tộc, lịch sử", anh Ân Nguyễn nói thêm.

Khi được hỏi về trường hợp truyền thông của bộ phim Mai, anh Ân Nguyễn cho biết hai bộ phim rõ ràng có nhiều khác biệt.

"Với Mai, quá trình quảng bá được chuẩn bị chỉn chu từ khi bấm máy. Trong khi đó Trấn Thành đã trở thành thương hiệu ăn khách trong dòng phim thương mại. Nhiều người đồng cảm với nhân vật mà nam đạo diễn tạo ra. Còn với Đào, có thể gọi là 'hữu xạ tự nhiên hương' khi phim đã ra rạp. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy có nhu cầu có thật đối với các phim đề tài dân tộc, lịch sử. Và có một bộ phận khán giả sẵn sàng đến rạp, xếp hàng chờ đợi mua vé vì các phim đề tài này, chứ không chỉ trông chờ xem miễn phí trên TV hay YouTube", chuyên gia phân tích.

Anh Ân Nguyễn còn cho biết về lâu dài, từ góc độ marketing, chuyên gia hy vọng các bộ phim về đề tài dân tộc, lịch sử, tình yêu nước cũng được đầu tư hơn về truyền thông để nhiều khán giả có thể biết tới các tác phẩm có giá trị này từ sớm hơn.