D:ịch B:ệnh Truyền Nhiễm Có Thể Bùng Phát

   
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và khu vực, ngày 24/1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Tại Việt Nam các bệnh đường hô hấp, cúm mùa cũng phát sinh nhiều vào cuối năm. Tại Hà Nội thời gian qua ghi nhận sự gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, cúm B.

Xét nghiệm cúm A bằng cách nào? Quy trình test cúm A, B ra sao?

“Trong dịp Tết sắp tới, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng. Đồng thời, đây cũng là thời điểm thời tiết có nhiều khắc nghiệt, biến đổi thất thường. Đây là các tác nhân làm gia tăng bệnh đường hô hấp đặc biệt ở người già, người có bệnh mạn tính, trẻ em…

 

Một mặt chúng ta không lo lắng nhưng phải chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo đảm đón Tết an toàn, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024 chủ động, hiệu quả”, bà Lan nói.

Dịch bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát ảnh 1
Tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức nhận định, tình hình dịch bệnh năm 2024 diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện, các biến chủng mới, tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.

Bài tuyên truyền cách phòng chống cúm A | Phường Phúc La

“Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi bất thường, nguy cơ lây lan các dịch bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết… rất lớn.

Trong khi đó, thiếu thông tin, dữ liệu để hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch. Tỉ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian”, ông Đức nói.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, bám sát các diễn biến tình hình dịch bệnh (COVID-19, đậu mùa khỉ, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu…); đánh giá, phân tích, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác dự phòng, giám sát và kiểm soát dịch, tăng cường giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện phát hiện sớm ca bệnh, tác nhân gây bệnh ngay từ cửa khẩu, tại cơ sở y tế và trong cộng đồng để xử lí kịp thời, triệt để và triển khai tiêm chủng an toàn, hiệu quả.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh cúm A?

Không quá lo lắng vì biến thể phụ COVID mới

 

Ngay khi có thông tin về việc phát hiện biến thể phụ mới của SARS-CoV2 tại TPHCM, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế TPHCM báo cáo. Ông Hoàng Minh Đức nhấn mạnh, theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các biến thể của SARS-CoV-2 chia thành 4 nhóm: biến thể cần quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi, biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.

“Theo phân loại của WHO, biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng”, ông Đức.

Tư lệnh ngành Y tế thông tin, cuối năm 2023, đầu năm 2024, nhiều quốc gia, trong đó có các nước trong khu vực đã ghi nhận gia tăng số mắc, nhập viện do COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Dẫn thông tin của WHO, Bộ trưởng Y tế cho biết, tháng 12/2023, thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định.

Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với 2022; không có trường hợp nào tử vong. Trong 2 tuần đầu năm 2024 ghi nhận 419 ca mắc COVID-19 và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố; số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.

 

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay kho của Viện đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc xin COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024. Số vắc-xin này để dự trữ cho những vùng có ổ dịch, có nguy cơ cao. Thống kê của ngành Y tế cho thấy hiện có gần 50.000 người đăng kí tiêm vắc xin COVID-19. Theo khuyến cáo chuyên môn, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính… nên tiêm mũi 4.