Lác mắt với căn biệt thự “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bị kê biên của Trịnh Văn Quyết, xây xong anh chưa kịp ở được bao nhiêu

 

lac-mat-voi-can-biet-thu-bi-ke-bien-cua-trinh-van-quyet-xay-xong-anh-chua-kip-o-1698889705.png
Mắt anh sáng, dáng anh hiền…

 

Theo bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra về vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS (ART), CTCP Xây dựng Faros (ROS) và các công ty liên quan, các tài sản kê biên của Trịnh Văn Quyết có 3 thửa đất và tài sản gắn liền với đất gồm:

– Nhà đất rộng 799,6m2 tại lô B30-BT6 + B32-BT6 + B12-BT6 khu đô thị Mỹ Đình II, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

– Nhà đất rộng 199,9m2 tại B34-BT6 khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

– Nhà đất rộng 199,9m2 tại ô 36, dãy B, lô BT6, khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
lac-mat-voi-can-biet-thu-bi-ke-bien-cua-trinh-van-quyet-xay-xong-anh-chua-kip-o-1-1698889724.jpg

 

Trong đó, căn biệt thự tại Khu đô thị Mỹ Đình II bị kê biên của Trịnh Văn Quyết được chú ý nhất. Trước đây, căn biệt thự này cũng từng bị Đội Thanh tra xây dựng Q.Nam Từ Liêm lập biên bản vi phạm phá vỡ quy hoạch được duyệt, đồng thời đề xuất chính quyền phường sở tại ban hành quyết định xử phạt và đình chỉ thi công. Tuy nhiên, sau đó anh Quyết vẫn tiếp tục thi công dù đã bị đình chỉ, chống đối khi lực lượng chức năng tới kiểm tra bằng cách đóng kín cổng “nội bất xuất, ngoại bất nhập” không cho tổ công tác vào làm việc.

Căn biệt thự nhìn rất hoành tráng, diện tích rất lớn, có hai mặt tiền hướng ra hai tuyến đường lớn. Trước đây còn có hai trạm gác được nhân viên bảo vệ mặc trang phục đề tên FLC trông coi.

Người dân gần đó cũng cho biết thêm rằng căn biệt thự vừa hoàn thiện chưa lâu trước khi vụ án thao túng thị trường chứng khoán của nhóm FLC diễn ra.
lac-mat-voi-can-biet-thu-bi-ke-bien-cua-trinh-van-quyet-xay-xong-anh-chua-kip-o-3-1698889957.jpeg
Phải công nhận căn biệt thự có thiết kế đẹp. Mặt sau được xây tường kín, có lối bậc thềm lên xuống và có cửa đi vào. Đúng là chỉ cần đóng cửa lại thì “nội bất xuất, ngoại bất nhập” thật!
lac-mat-voi-can-biet-thu-bi-ke-bien-cua-trinh-van-quyet-xay-xong-anh-chua-kip-o-4-1698889957.jpeg
lac-mat-voi-can-biet-thu-bi-ke-bien-cua-trinh-van-quyet-xay-xong-anh-chua-kip-o-2-1698889957.jpg

Thêm 15 người bị khởi tố trong vụ án cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

HÀ NỘI15 người bị khởi tố với cáo buộc giúp sức cho cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thao túng giá cổ phiếu, trong số này có 10 nhân viên FLC.

Ngày 23/6, 15 người bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Trong số này có hai nhân viên của tập đoàn FLC là Đỗ Thị Huyền Trang, Phó phòng kế toán và Nguyễn Thị Nga, nhân viên Ban kế toán. 8 bị can là lãnh đạo, nhân viên các công ty con của FLC, gồm: Trịnh Văn Đại, Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros; Trịnh Thị Thanh Huyền, nhân viên Công ty FLC Homes; Trịnh Tuân, Trưởng phòng vật tư Công ty FLC Land; Hoàng Thị Huệ, cựu nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC; Trịnh Văn Nam, cựu nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt; Nguyễn Văn Mạnh, nhân viên Phòng vật tư Công ty TNHH MTV FLC Land; Nguyễn Quang Trung, lái xe Bệnh viện đa khoa Hà Thành và Nguyễn Thị Hồng Dung.

5 người còn lại làm việc tại Công ty CP Chứng khoán BOS: Nguyễn Thị Thanh Phương, Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán; Nguyễn Thị Thu Thơm, cựu Phó phòng dịch vụ chứng khoán; Bùi Ngọc Tú, Phó phòng dịch vụ chứng khoán cùng Quách Thị Xuân Thu, kế toán trưởng và Trần Thị Lan.

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tối 29/3. Ảnh: CAND

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tối 29/3. Ảnh: CAND

Việc khởi tố thêm 15 người nằm trong diễn biến mở rộng điều tra vụ án Thao túng thị trường chứng khoán, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan.

15 tháng trước, vụ án được khởi tố khi C01 tạm giam cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC và Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS.

Theo kết quả điều tra, giai đoạn từ 1/12/2021 đến 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ (đã bị bắt) cùng một số người dùng nhiều tài khoản chứng khoán liên tục thực hiện giao dịch để thao túng thị trường chứng khoán. Việc này nhằm đẩy giá cổ phiếu FLC từ 15.500 lên 24.050 đồng/cổ phiếu, tăng 64%.

Ngày 10/1/2022, ông Quyết chỉ đạo đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu cổ phiếu với giá trung bình 22.586 đồng nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Tổng số tiền thu về sau khi bán chui cổ phiếu là 1.689 tỷ đồng. Với hành vi thao túng này, ông Quyết bị cáo buộc hưởng lợi 530 tỷ đồng.

Cảnh sát xác định nhóm ông Quyết đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư mua 60,1 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trước khi bị bắt. Ảnh: Ngọc Thành

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết trước khi bị bắt vào cuối tháng 3/2022. Ảnh: Ngọc Thành

Nhà chức trách còn cáo buộc, từ năm 2014 đến năm 2016 ông Quyết chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros (mã cổ phiếu là ROS) và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

Tính đến ngày 24/2/2021, ông Quyết chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ dựng tên), thu được hơn 6.412 tỷ đồng.