NGƯỜI PHỤ NỮ SUÝT M.ẤT HÀNG CHỤC TR.IỆU Đ.ỒNG SAU KHI NHẮN TIN VỚI "CON GÁI"

   

Thấy tin nhắn của con gái, bảo cần chuyển tiền gấp cho bạn, một người phụ nữ tại Quảng Bình đã đi rút tiền để chuyển. Rất may cán bộ quỹ tín dụng đã phát hiện đây là vụ lừa đảo, kịp thời ngăn chặn.

Ngày 3/4, lãnh đạo UBND xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thông tin, khoảng 16h15 ngày 2/4, bà P.T.C. (61 tuổi), trú xã Hạ Trạch đến trụ sở Quỹ tín dụng nhân dân xã rút 45 triệu đồng tiền tiết kiệm, để chuyển cho con gái ở Nhật Bản.

Khi thấy thông tin của người nhận không phải là con gái bà C., cán bộ giao dịch nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo qua mạng nên đã giải thích, động viên bà C. cẩn trọng, xác minh kỹ trước khi chuyển tiền.

Người phụ nữ suýt mất hàng chục triệu đồng sau khi nhắn tin với con gái - 1

Nội dung được gửi từ ứng dụng messenger của con gái bà C. (Ảnh: Nhật Anh).

Được cán bộ tín dụng tư vấn, bà C. kiểm tra lại thông tin con gái yêu cầu. Kết quả, có kẻ giả danh con gái, dùng ứng dụng messenger nhắn tin lừa bà C. chuyển tiền.

Trong nội dung tin nhắn từ messenger, kẻ gian đã vẽ ra câu chuyện con gái bà C. cần đổi tiền gấp cho bạn cùng làm ở Nhật Bản và bảo mẹ vay tiền, chuyển vào một tài khoản ngân hàng chỉ định, nói là người nhà của bạn.

Cứ nghĩ người nhắn tin là con gái, bà C. quyết định ra quỹ tín dụng để rút tiền, chuyển đi theo yêu cầu. Rất may cán bộ tín dụng nhanh trí, ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo.

Được biết, đây là lần thứ 6, Quỹ tín dụng xã Hạ Trạch ngăn chặn thành công các vụ lừa đảo qua mạng đối với khách hàng đến giao dịch tại quỹ. Đơn vị này cũng khuyến nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị mất tiền.

xem thêm:

"N.ổ" có nhiều qu.an h.ệ để l.ừa đ.ảo t.iền của người khuyết tật

 

 Nguyễn Văn Bằng tự nhận bản thân có mối quan hệ với các cán bộ bệnh viện lớn, các trung tâm giám định, có thể liên hệ làm được thủ tục giám định y khoa, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.

Ngày 3/4, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Công an huyện Yên Sơn vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Bằng (SN 1979, ở TP Tuyên Quang) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Nguyễn Văn Bằng chỉ là lao động tự do nhưng luôn tự nhận bản thân có mối quan hệ với các cán bộ bệnh viện lớn, các trung tâm giám định, có thể liên hệ làm được thủ tục khám sức khỏe, giám định y khoa, xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.

Nổ có nhiều quan hệ để lừa đảo tiền của người khuyết tật - 1

Nguyễn Văn Bằng (áo hồng) tại cơ quan công an (Ảnh: Công an Tuyên Quang).

Do nhẹ dạ cả tin, một số người khuyết tật và thân nhân người khuyết tật trên địa bàn xã Quý Quân, huyện Yên Sơn đã giao tiền cho Bằng, nhờ Bằng "chạy" hồ sơ công nhận khuyết tật mức độ nặng hơn thực tế, để hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước.

Sau khi nhận tiền, Bằng chiếm đoạt số tiền trên và sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân.

Tại cơ quan công an, Nguyễn Văn Bằng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. 

Công an tỉnh Tuyên Quang khuyến cáo, người khuyết tật và thân nhân người khuyết tật cần chấp hành đúng quy định của Nhà nước về lập hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ chính sách.

Người thực hiện hành vi mua bán, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức vào mục đích trái pháp luật sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.