Trong quan niệm của người xưa khi chọn một món quà tặng phải chú ý tới ý nghĩa phong thủy của nó nếu không sẽ gây ra họa, từ chuyện vui thành chuyện xấu.
Trong đời sống xã hội chúng ta có nhiều dịp cần tặng quà và được tặng quà. Khi chọn quà đi tặng người khác không chỉ nghĩ xem món quà đó là gì, cái gì khiến họ thích họ vui, giá trị sao cho vừa trang trọng vừa không quá lãng phí,phù hợp với tương quan đôi bên… Đau đầu khi chọn quà tặng là có thật bởi chúng ta thường không biết nên chọn món quà gì để ý nghĩa và khiến người ta thích thú bất ngờ, không chê, món quà phù hợp với họ, là thứ họ mong muốn lại hợp với túi tiền của mình.
Theo lời khuyên của người xưa thì khi chọn quà tặng còn phải lưu tâm tới những kiêng kỵ tâm linh phong thủy. Điển hình người xưa khuyên khi tặng quà mừng thọ tránh tặng đồng đồ, khi đến đám cưới chớ tặng ô dù, khi chơi với nhau không tặng quả lê.
Đồng hồ không mang đi tặng vì sao?
Đồng hồ là vật chỉ thời gian. Đồng hồ là vật phong thủy tốt lành của mỗi người. Đồng hồ đo sự phát triển, thể hiện sự vận động, con đường tài vận của gia chủ. Do đó đồng hồ là thứ không nên tặng vì sẽ là cho đi thời gian của mình, tài vận của mình. Hơn nữa đồng hồ trong tiếng Hán nghĩa là tống chung (送 终) có nghĩa là đưa tiễn người chết. Do đó khi tặng đồng hồ có thể gây hiểu lầm là ngầm ý trù ẻo người nhận, mong họ nhanh chết. Đặc biệt trong đám mừng thọ các cụ thì càng kiêng bởi điều đó có thể ngầm mang điềm xui rủi khiến người ta có thể nhanh chêt hơn.
Ô dù không tặng cô dâu chú rể
Những chiếc ô có công dụng che mưa nắng và cũng có tính chất bảo vệ. Thế nhưng nó không được xem là quà tặng hay vì cái tên của chúng. Trong tiếng Hán chữ ô (伞) có nghĩa là phân tán do đó nếu mang tặng ô cho cặp đôi thì có thể bị hiểu lầm là trù ẻo họ nhanh chóng chia tay nhau. Do đó nếu tặng ô trong đám cưới sẽ mang điềm báo tan vỡ cho cuộc hôn nhân ấy. Do đó nếu tặng ô trong đám cưới sẽ bị xem là hành động phá hoại.
Không tặng nhau quả lê
Lê là trái cây phổ biến lại ngon ngọt và còn là vị thuốc quý. Thế nhưng mang lê đi tặng nhau sẽ không mang lại may mắn mà sẽ khiến cho gia chủ và người nhận gặp điềm xui. Đó là vì quả lê trong tiếng Hán là (梨) có hàm ý là cắt, rạch, chia ly.
Khi tặng nhau quả lê như muốn nói lời chia tay, tạm biệt, báo hiệu điềm xui rủi trong quan hệ đôi bên. Do đó người xưa đại kỵ tặng nhau quả lê dù chúng là trái cây thuộc dạng quý hiếm ăn ngon, lại là vị thuốc tốt lành.
Bởi những điều trên nên khi tặng quà bạn nên chú ý tới ý nghĩa tên gọi của những vật phẩm tặng. Đặc biệt với những người tin vào tâm linh và phong thủy càng nhiều thì bạn càng cần chú ý khi tặng quà cho họ tránh nghi ngờ, suy diễn làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của đôi bên. Để món quà được yêu thích bạn cũng nên tìm cách dò ý họ trước khi quyết định mua quà tặng cho họ nhé.
Nhà không có máy sấy quần áo, giặt xong làm việc này ngay để đồ nhanh khô, bất chấp trời nồm ẩm
Khi trời chuyển sang mùa nồm, quần áo sẽ rất lâu khô và dễ sinh ra mùi hôi. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ dưới đây.
Giặt quần áo vào sáng sớm
Thời điểm tốt nhất để giặt và phơi quần áo là vào sáng sớm. Phơi quần áo vào buổi sáng sẽ giúp trang phục có thời gian khô vào ban ngày. Tránh phơi quần áo vào ban đêm vì lúc này độ ẩm tăng cao. Ngay cả khi phơi ở nơi có mái che thì quần áo vẫn có mùi khó chịu.
Sau khi giặt xong bạn nên mang quần áo đi phơi ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sinh ra mùi hôi.
Xả bằng nước ấm
Nếu giặt bằng tay hoặc máy giặt không có chế độ giặt bằng nước ấm, sau khi giặt xong, bạn có thể ngâm quần áo vào nước nóng khoảng 60 độ rồi vắt ráo. Nước nóng bốc hơi nhanh sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn.
Dùng nước xả vải
Khi giặt quần áo, bạn có thể chọn các loại nước xả vải chuyên biệt giúp quần áo nhanh khô hơn. Theo các chuyên gia, dù giặt tay hay giặt máy, bạn chỉ cần ngâm quần áo trong nước xả vải từ 10-15 phút để mùi hương thấm vào thớ vải giúp quần áo thơm lâu, tránh mùi ẩm mốc.
Trải căng quần áo
Quần áo mùa lạnh thường dày và khó khô, một số loại còn có túi, mũ hoặc thiết kế phức tạp dễ đọng nước. Chúng sẽ khiến hơi ẩm khó thoát ra ngoài.
Vì vậy, khi phơi, bạn nên trải căng quần áo ra càng nhiều càng tốt để các phần túi, mũ được thông thoáng.
Nếu có nhiều quần áo cần được giặt sạch, bạn nên chia chúng thành nhiều mẻ giặt khác nhau, phân loại những món đồ cần làm sạch ngay và có nhu cầu sử dụng cấp thiết hơn để giặt trước. Những món đồ không bị dính bẩn, vẫn còn khô ráo có thể để lại chờ khi trời bớt nồm ẩm rồi giặt sau.
Phơi quần áo ở nơi có không khí lưu thông tốt
Theo một số người, treo quần áo trong nhà hoặc bên cửa sổ sẽ hạn chế được tình trạng mưa ướt, đọng hơi nước. Tuy nhiên, khi thời tiết nồm ẩm, treo quần áo trong nhà sẽ càng khiến nhà ẩm hơn và làm tăng cơ hội phát triển cho các loại nấm mốc. Tốt nhất bạn nên phơi quần áo ở nơi thông thoáng. Nếu có sân thượng hoặc sân phơi thì nên tranh thủ những lúc thời tiết có nắng có gió để đem quần áo ra phơi.
Tránh phơi quần áo ở nhà bếp hay nhà vệ sinh.
Phơi ngược quần áo
Đối với những loại quẩn áo vải dày như quần bò, quần áo, bạn nên dùng kẹp treo ngược ống quần lên để phần thắt lưng và miệng túi hướng xuống đất. Đây là cách giúp quần áo dày nhanh khô hơn.
Không phơi quần áo quá sát nhau
Hãy đảm bảo khoảng cách giữa hai móc quần áo ít nhất là 5 cm. Treo quần áo quá sát nhau sẽ khiến nước khó bốc hơi và làm quần áo lâu khô hơn.
Với khăn trải bàn, chăm mềm, ga trải giường, bạn có thể trải rộng và vắt lên lan can, tay vịn cầu thang, lưng ghế dài… để chúng mau khô.
Thấm bằng khăn bông lớn
Trước khi phơi, bạn có thể cho quần áo dày vào một chiếc khăn bông lớn rồi dùng tay ấm mạnh để hút bớt nước trên quần áo. Sau đó, đem quần áo đi phơi.
Sử dụng máy sấy tóc
Để làm khô quần áo nhanh chóng, bạn có thể dùng máy sấy tóc.
Hãy cho quần áo vào một chiếc túi nilon lớn sau đó dùng máy sấy tóc thổi thẳng vào bên trong túi để làm khô quần áo. Cách này chỉ áp dụng với các loại chất liệu chịu được nhiệt (cả quần áo và túi nilon) và dùng trong tình huống khẩn cấp, khi cần có quần áo khô để mặc ngay.
Sử dụng bàn là
Với quần áo cần mặc ngay hoặc quần áo phơi nhiều ngày mà vẫn có cảm giác ẩm, bạn có thể dùng bàn là để làm khô quần áo. Là quần áo trước khi cất vào tủ cũng giúp trang phục khô ráo, tránh được tình trạng ẩm mốc khi trời nồm.