Để nhận biết thịt heo có nhiễm sán hay không, hãy nhìn vào những cơ vận động nhiều như cơ, phần thịt cơ đùi.
Những nguy hại khi ăn phải thịt có chứa sán.
Sán sau khi vào bụng, trưởng thành có thể dài đến 7m khiến cho người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Thậm chí ấu trùng của sán còn gây nguy hiểm và gây tổn thương đến não, mắt, da, cơ…
Ăn phải thịt heo nhiễm sán sẽ có biểu hiện rối loạn tiên hóa như đầy bụng, đau bụng, dẫn đến chứng khó tiêu, buồn nôn hoặc đôi khi nôn ra luôn cả đốt sán.
Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể sụt cân, gây rối loạn thần kinh, thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật đường ruột trong cơ thể.
Cách nhận biết thịt bò, thịt lợn nhiễm giun sán
Quan sát miếng thịt
Để nhận biết thịt lợn, thịt bò có nhiễm giun sán hay không, hãy nhìn vào những cơ vận động nhiều như cơ gốc lượi, phần thịt cơ đùi. Nếu phát hiện thấy có những hạt như hạt gạo nếp màu trắng, đó chính là ấu trùng sán và nó thường tập trung thành từng bọc trong thịt. Thậm chí nếu mật độ giun sán nhiều, khi cắt trứng ấu trùng sẽ rớt ra bên ngoài. Vì vậy, bạn hãy quan sát thật kỹ lúc mua.
Cắt thịt theo thớ dọc và quan sát
Để phát hiện thịt lợn, bò bị nhiễm giun sán, bạn có thể sử dụng biện pháp rất đơn giản là cắt thịt theo thớ dọc và tìm dọc theo thớ thịt.
Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn. Còn thớ thịt có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc vàng xám nằm song song với thớ thịt thì nên loại bỏ vì miếng thịt đã bị nhiễm sán.
Thông qua độ mềm của thịt
Đây là một trong những mẹo nhận biết thịt có chứa giun sán nhanh và hiệu quả nhất, áp dụng cho các mẹ nội trợ phân biệt ở ngoài các hàng thịt. Khi sờ vào miếng thịt, cảm thấy phần thịt cứng hoặc không có sự đàn hồi, không dẻo tay thì chứng tỏ thịt đã bị ướp hàn the, ure và có khả năng nhiễm ấu trùng giun sán cực cao.
Làm sao để ăn thị lợn, thịt bò an toàn?
– Tuyệt đối không ăn thịt lợn, thịt bò sống hoặc tái, chưa được nấu chín kĩ. Lưu ý ăn ngay khi nấu xong, tránh để lâu, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập.
– Tránh để ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín với thức ăn sống với về mặt bị bẩn. Với những dụng cụ dùng để sơ chế thịt lợn, thịt bò sống cần phải được rửa sạch sẽ như dao, thớt trước khi sử dụng cho các thực phẩm chín khác.
– Rửa tay thật sạch trước và sau khi nấu ăn, đặc biệt là sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Khi tay bạn bị nhiễm trùng hãy băng kỹ và kín vết nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
Bánh chưng Tết đông lạnh muốn mềm dẻo, xanh mướt như mới chỉ cần làm theo cách này: 30 phút là có bánh thơm ngon để ăn
Nhiều gia đình cấp đông bánh chưng Tết nên muốn ăn phải hấp lại nhưng không làm khéo thì hương vị bánh sẽ rất kém ngon.
Tết là lúc nhiều gia đình gói hoặc được cho biếu bánh chưng. Đây là loại bánh truyền thống và cũng là món bánh ngon. Nhiều gia đình cấp đông bánh để ăn dần. Bánh chưng để trong tủ lạnh muốn ăn ngon phải nấu lại cho dẻo. Bánh chưng sau khi đã cấp đông sẽ có vài vấn đề cần lưu tâm khi hấp lại:
– Hương vị bánh, nếu không khéo sẽ có hương vị tủ đông ăn không còn thơm ngon
– Màu sắc bánh không còn đẹp mất màu xanh, lá bị cháy lạnh
– Bánh đã lại gạo nên hay bị sượng, hấp không đủ thì bánh không dẻo dền
Cách hấp bánh
Rã đông đúng cách: Nên bỏ bánh chưng từ ngăn đông xuống ngăn mát trước đó để rã đông từ từ, vì bánh chưng thường có kích thước dày nên nếu để rã đông bên ngoài thì khi tan đông bên trong lớp bên ngoài lại bị nhiễm khuẩn. Những ngày sau Tết thời tiết nồm ẩm càng khiến bánh chưng nhanh bị nhiễm khuẩn nên rã đông trong ngăn mát từ đêm hôm trước là cách rã đông an toàn hơn.
Bạn cũng có thể rã đông trong lò vi sóng nhưng thường sẽ không ngon bằng ra đông từ từ.
Hấp bánh chưng
– Cách 1: Hấp cách thủy: Cho bánh chưng vào xửng hấp cách thủy để bánh chín từ từ. Cách này thường sẽ mất thời gian lâu hơn
-Cách 2: Luộc lại: Cho bánh vào nồi, đổ nước lã ngập bánh đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi liu riu trong khoảng 1 – 2 tiếng. Dùng tăm xiên vào bánh, nếu tăm rút ra không dính nếp là được. Luộc lại giúp bánh giữ được hương vị thơm ngon hơn.
Bạn cũng có thể rửa qua phần ngoài bánh với nước sạch để bánh bay mùi tủ lạnh trước khi hấp luộc lại sẽ giúp giữ hương vị bánh ngon hơn.
Để tạo hương vị thơm ngon bạn có thể lót lá dong, lá chuối bên dưới nồi khi hấp bánh.
Hấp bánh chưng cần chú ý thời gian để kiểm tra độ mềm của bánh. Nếu bánh hấp quá kỹ sẽ bị nhũn không ngon, nhưng hấp chưa đủ thì bánh lại không được dẻo.
Lưu ý khi bảo quản bánh chưng nên bọc kỹ, cho vào túi hút chân không sẽ giúp giữ cho bánh tươi ngon không bị lây nhiễm mùi từ các thực phẩm khác.