Theo quy định thì 5 trường hợp vi phạm dưới đây sẽ bị nhắc nhở nhưng không bị xử phạt hành chính, hoặc tạm giữ giấy tờ xe.
Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải
Có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho ô tô, xe máy được phép tham gia giao thông (theo điểm e khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008). Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Trong khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300 – 400 nghìn đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 16) nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100 – 200 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.
Chính vì vậy, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.

Đi xe máy bằng một tay
Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh.
Nhưng với những hành vi như: buông cả 2 tay khi lái xe máy là hành vi vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, người vi phạm bị xử phạt rất nặng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức 6 – 8 triệu đồng đối, tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Trong khi đó, hành vi đi xe máy bằng một tay cũng rất nguy hiểm nhưng lại không có điều khoản nào đặt ra mức phạt. Do vậy, việc đi xe máy bằng 1 tay sẽ không bị xử phạt mà sẽ bị nhắc nhở.
Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai
Khoản 3 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đều nghiêm cấm người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể: Đi xe máy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên: Phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Đi xe đạp dàn hàng ngang 3 xe trở lên: Phạt từ 80 – 100 nghìn đồng.
Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

Không xi nhan khi đi vào đường cong
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.
Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.
Cùng đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.
Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.
Lưu ý: Dù những hành vi vi phạm trên đây không có luật ghi rõ về việc xử phạt nhưng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh thì người dân khi điều khiển xe máy tham gia giao thông vẫn nên tuân thủ mọi quy tắc mà pháp luật đề ra vừa bảo vệ mình, vừa bảo vệ người xung quanh.
Tại sao người miền Bắc chọn chuối và bưởi thắp hương mong giàu sang sung túc còn người miền Nam thì kiêng?
Cuối năm là lúc miền Bắc sốt chuối và bưởi thắp hương, trong khi đó người miền Nam lại khá “dửng dưng”, vậy thực chất việc thờ cúng thế nào cho linh nghiệm?
Chuối và bưởi là hai trái cây chủ lực trên mâm cúng của người miền Bắc, miền Trung, trong khi đó người miền Nam thì không. Đặc biệt dịp Tết cổ truyền miền Bắc, chuối và bưởi trở thành trái cây “sốt” mà không nhà nào không tìm mua. Đó là lúc chuối, bưởi đắt giá. Nhiều gia đình phải tìm săn lùng để có được nải chuối và quả bưởi thật đẹp, đó là hai thứ quan trọng nhất trong ngâm ngũ quả trên ban thờ và cũng được gia chủ để ý nhất.

Người Bắc chọn chuối tiêu và bưởi là trái cây chủ đạo
Người miền Bắc và miền Trung thường thờ theo ý nghĩa của loại quả:
Chuối trong quan niệm của người miền Bắc, miền Trung như đôi bàn tay hứng lấy đỡ lấy, bảo bọc chở che. Chuối thu hút tài lộc, sung túc sum vầy, tài lộc, con cháu đầy đủ.
Người miền Bắc thì chọn chuối tiêu (chuối lùn) quả dài cong, xanh bóng, nải phải số lẻ càng đắt vì số lẻ là dương là sinh sôi phát tài, còn số chẵn là âm. Người miền Bắc không thờ chuối tây vì quả ngắn, nải bé không khum khum ôm lấy được những quả khác trong mâm ngũ quả.
Nhưng người miền Trung đặc biệt người Huế thì không thờ chuối tiêu mà sẽ đi chọn chuối tiến vua, chuối ngự hoặc chuối mật, chuối lá bởi đó mới là những loại chuối đặc sản ngon, và chuối tiêu gợi âm hưởng không tốt lành. Đây là những loại chuối thường có ở vùng đất cố đô. Còn với người Bắc thì thường chỉ có chuối tiêu và chuối tây nên chọn chuối tiêu để đẹp về hình thức hơn.
Bưởi là trái cây tròn mang biểu trưng cho sự đủ đầy, tài lộc sung túc sum vầy. Bưởi đặt lên nải chuối còn mang ý nghĩa phúc lộc an khang. Sau chuối và bưởi thì mâm ngũ quả sẽ có thêm, đào, cam quýt…
Còn với người miền Nam kiêng chuối là vì tên chuối, có thể đọc thành chúi mang ý nghĩa không tốt lành, không thuận lợi, đặc biệt dịp năm mới lại càng không tốt lành. Hơn nữa người miền Nam sắp xếp mâm ngũ quả và hoa quả thờ theo ngôn ngữ, tức theo tên gọi của loại quả nên họ sẽ chọn cầu (mãng cầu)-sung (quả sung)-vừa (dừa)-đủ (đu đủ)-sài (xoài). Thế nên chuối và bưởi không có trong mâm ngũ quả thờ cúng truyền thống của người miền Nam.

Người Huế chọn chuối ngự, chuối lá, chuối cau… kiêng chuối tiêu
Một điều nữa có thể nhận thấy đó cũng là do loại đặc sản trái cây vùng miền tạo nên “tư duy” thờ cúng này. Với người miền Bắc, chuối tiêu và bưởi là hai trái cây luôn luôn có và phổ biến nhất. Với người miền Trung chuối ngự, chuối lá, chuối mật là trái cây phổ biến.
Qua đó cũng có thể thấy việc thờ cúng tâm linh in sâu vào tâm trí và có tính vùng miền không thể phổ quát cho tất cả.
Thế nên khi bạn quan niệm chuối thu hút tài lộc may mắn thì bạn sẽ thờ chuối, còn khi bạn cho rằng nó mang âm hưởng xấu thì sẽ không thờ.

Người miền Nam không chọn chuối và bưởi vì tên gọi không mang ý nghĩa tốt lành
Lưu ý chọn chuối, bưởi theo cách miền Bắc
Chuối nên chọn nải có số lẻ, nải chuối quả còn xanh, bóng, còn râu đầu quả càng tốt. Chuối không thờ chuối chín, bởi chuối đại diện cho mệnh Mộc trong mâm ngũ quả – Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, . Nải chuối thờ phải đủ to rộng để ôm lấy bưởi, đào, cam quýt.
Không chọn nải chuối vẹo, mất cân đối vừa xấu thẩm mỹ vừa không mang lại may mắn.
Buởi thì quả phải tròn đầy căng mọng, còn cuống và lá là đẹp nhất. Bưởi thờ trên ban thờ miền Bắc thường phải là bưởi có vỏ vàng không phải bưởi da xanh để hài hòa cân đối màu sắc và ý nghĩa của mâm ngủ quả. Sau đó có thể cài thêm quất, đào, cam quýt
Chuối chọn theo người Huế
Người Huế kiêng không thờ chuối tiêu mà sẽ chọn chuối ngự, chuối mật, chuối lá. Nải chuối cũng phải còn xanh chưa chín nhưng cũng không được non.
Ngoài những loại quả chủ đạo thì trên bàn thờ còn xuất hiện những đĩa hoa quả khác như dưa hấu, đĩa lê, đĩa táo, phật thủ… nằm ngoài mâm ngũ quả. Người Bắc chú trọng ngũ quả theo ngũ hành, đủ màu sắc khác nhau tượng trung cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Trong đó, hành Kim là màu trắng, Mộc là màu xanh, Thủy là màu đen, Hỏa là màu đỏ, Thổ là màu vàng. Ngoài ra, cũng có quan niệm cho rằng ngủ quả tượng trưng cho ngũ phúc (5 điều mong muốn của con người) gồm phú – quý – thọ – khang – ninh.
Còn người miền Nam thì chọn ngũ quả đủ ý nghĩa cho câu “Cầu sung vừa đủ xài”.
Cũng chính vì mỗi vùng miền có sản vật và ý nghĩa thờ cúng khác nhau nên cũng khó để nói thờ quả này thờ quả kia có lộc hay không có lộc.
*Thông tin mang ý nghĩa tham khảo, chiêm nghiệm