Úс t𝗂ếр nһận ⅼао độnɡ 𝖵𝗂ệt Nаm vớ𝗂 mứс ⅼươnɡ 66 tr𝗂ệu đồnɡ/tһánɡ

Đây là nội dung trong Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Úc và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Úc vừa được ký kết sáng nay 28.3.

Lao động Việt Nam làm thời vụ tại Úc

HỒNG MINH

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung và bà Marise Payne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thương mại Úc, đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết bản ghi nhớ.

Đây là bản ghi nhớ đầu tiên mà phía Úc ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại quốc gia này theo Chương trình thị thực nông nghiệp.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ sẽ tạo khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh tới Úc để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Việc ký kết Bản ghi nhớ sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Úc trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung ký kết bản ghi nhớ

T.PHÚC

Cụ thể, phía Úc sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 aud/tháng (tương đương khoảng 52,8 - 66 triệu đồng/tháng). Úc có nền kinh tế phát triển, với nền nông nghiệp hiện đại. Đây là mức thu nhập được đánh giá là cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.

Việc hợp tác lao động với Úc giúp người lao động Việt Nam sang làm việc không chỉ có thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập được các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến; đồng thời, đáp ứng nhu cầu về sử dụng nhân lực của, mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Trước đó, tháng 9.2021, Chính phủ Úc công bố Chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành một trong 4 nước ưu tiên tham gia sớm Chương trình này (gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines).

Chương trình thị thực nông nghiệp được thực hiện nhằm góp phần bù đắp thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế cho Úc, đồng thời tạo cơ hội cho lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thu nhập trong thời gian làm việc tại Úc và gửi thu nhập về nước.

Trong khi đó, những người sử dụng lao động Úc cũng sẽ được lợi từ việc có thể tiếp cận nguồn lao động đáng tin cậy.

Vì sao nhiều bạn nữ chỉ thích đi đơn hàng nông nghiệp nhà kính

Ngoài chương trình trên, từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Úc đã ký kết Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ. Hạn ngạch phía Úc tiếp nhận khoảng 200 người/năm.

Đối tượng tham gia chương trình là công dân Việt Nam từ 18 -31 tuổi.

Công dân Việt Nam sang Úc theo diện thị thực chương trình này được phép lưu trú tối đa 12 tháng kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên vào Úc và được gia hạn thêm 1 - 2 năm khi làm việc ít nhất 3 tháng tại khu vực phía bắc Úc, theo các ngành nghề: chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng và thu hoạch nông sản; trồng và khai thác gỗ; nghề cá và nuôi trai lấy ngọc; du lịch và khách sạn nhà hàng..

Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, khoảng 200 triệu đồng người/năm, cao hơn nhiều so với làm việc trong nước cùng ngành nghề. Đây là con số và nhìn nhận được đưa ra tại một hội thảo của Ban Kinh tế trung ương về công tác xuất khẩu lao động.

Chính sách xuất khẩu lao động đúng ở mức “không phải bàn”. Bởi nó giải quyết một vấn đề xã hội cực kỳ quan trọng là việc làm. Theo báo cáo, từ năm 2016 đến nay, số lao động xuất khẩu từ khoảng 40.000 đã tăng cao nhất đến 120.000 vào năm 2019. Sau 2 năm dịch bệnh, ước tính năm 2022, sẽ có khoảng 80.000 người sẽ xuất khẩu lao động.

Giá trị gia tăng của xuất khẩu lao động - quy số - sẽ vào khoảng 10 tỉ USD mỗi năm, được gửi từ khắp nơi trên thế giới về nước.

Chúng ta từng nằm trong “top kiều hối”. Đó chính là mồ hôi nước mắt của bà con.

Nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái.

Bữa trước, Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam có một nội dung là Australia sẽ tiếp nhận khoảng 1.000 lao động nông nghiệp với lương cơ bản từ 3.200 - 4.000 AUD/tháng (tương đương 52,8 - 66 triệu đồng/tháng).

Cho dù phải qua đào tạo, bản chất công việc của những nông dân xuất khẩu vẫn chỉ là trồng trọt chăn nuôi.

Nhưng cũng là trồng trọt chăn nuôi, cũng những người nông dân ấy, nếu làm việc trong nước - chỉ có mức thu 43 triệu đồng/năm, tức là chỉ 3,6 triệu đồng/tháng. (Con số được đưa ra bởi Bộ NN và PTNT năm 2020). Còn theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2021, do yếu tố dịch bệnh, thu nhập bình quân khu vực nông thôn chỉ còn 3,486 triệu đồng.

3,4 đến 3,6 triệu đồng/tháng - bằng chưa tới 1/4 so với mức lương xuất khẩu lao động bình quân chung, hay chỉ 1/18 so với “lương cơ bản” ở Australia… Điều đó cho thấy giá trị lao động trong nước đang được trả quá thấp, ở dưới rất xa so với không chỉ thế giới mà cả khu vực.

Đơn hàng nông nghiệp Nhật Bản dành cho nữ. Chi phí từ 30tr-130tr.

66 triệu và 3,6 triệu đồng/tháng- vì sao xuất khẩu lao động vẫn là giấc mơ?

Xuất khẩu lao động ÚC, Visa xklđ mới cơ hội mới cho người Việt không thể bỏ  lỡ.

Có lẽ, đây là lý do giải thích hiện tượng những dòng người chen chúc làm thủ tục đi lao động nước ngoài sau mỗi kỳ nghỉ Tết…

Đây là lời giải thích cho việc người Việt xuất khẩu lao động sang thậm chí cả Lào.

Đây cũng là nguyên do cho tình trạng xuất khẩu lao động chui, cho câu chuyện một lực lượng lao động không nhỏ đang mơ giấc mơ “việc nhẹ lương cao” ở Campuchia.

Xuất khẩu lao động, dù thành công đến mấy cũng chỉ giải quyết được từ 7-10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Vấn đề căn cơ, vì thế, vẫn phải là việc làm và thu nhập trong nước.

Một chỉ số tạo việc làm không ảo trên báo cáo và một mức thu nhập đừng chết đói đến mức phải nhất quyết ra đi.