Vụ quỹ phụ huynh thu tiền dự kiến “chi 5 đám cưới, 10 đám tang”: Nhà trường lên tiếng về kết luận cuối cùng!

Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã có quyết định về đề xuất chi quỹ của ban phụ huynh Trường THPT Tam Đảo với 10 khoản dự kiến chi, trong đó có dự chi “5 đám cưới, 10 đám hiếu”.

 

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao thông tin về 10 khoản thu chi dư kiến của trường Trường THPT Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Theo đó, Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Tam Đảo đã lên kế hoạch dự kiến thu chi cho năm học 2023 – 2024, dự kiến thu 150.000 đồng/học sinh. Với 1.130 học sinh, dự kiến tổng thu 169,5 triệu đồng.


Bảng dự kiến thu chi quỹ cha mẹ học sinh Trường THPT Tam Đảo năm học 2023 – 2024 lan truyền trên mạng

Từ khoản thu trên, ban đại diện cha mẹ học sinh trường đã đưa ra 10 khoản chi dự kiến. Trong đó dự kiến chi mừng đám cưới cán bộ giáo viên 500.000 đồng/đám, dự kiến 5 đám là 2,5 triệu đồng. Chi đám hiếu của bố mẹ giáo viên, phụ huynh học sinh 700.000 đồng/đám, dự kiến 10 đám, 7 triệu đồng.

Tiền hoa, quả ngày lễ chúc mừng 20-11 cán bộ, giáo viên, công nhân viên dự kiến 67 người, dự kiến 500.000 đồng/suất quà, tương đương 33,5 triệu đồng. Quà Tết Nguyên đán cho cán bộ giáo viên, công nhân viên dự kiến 67 người, 500.000 đồng/suất, tương đương 33,5 triệu đồng.

 

Ngoài ra tiền hỗ trợ sửa chữa nhỏ nhà trường dự kiến 15 triệu đồng, hoa quả mừng khai giảng, bế giảng năm học 4 triệu đồng, tiền liên hoan chia tay ban đại diện cũ, dự kiến 3 triệu đồng. Tiền hỗ trợ các hoạt động của nhà trường dự kiến 15 triệu đồng, hỗ trợ thi tốt nghiệp dự kiến 43 triệu đồng, chi phát sinh 13 triệu đồng.

Thông tin về bảng dự kiến, sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã có buổi làm việc và ghi nhận ý kiến các bên liên quan.

Ngay sau khi nội dung này được đưa ra, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Đảo đã có văn bản nêu rõ quan điểm không nhất trí với dự kiến của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Cụ thể, trước đó, ngày 18/9, ông Trần Bá Chuyền – Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT Tam Đảo, đã đến hiệu photo đánh máy và in 10 bản dự kiến các khoản thu chi kinh phí hoạt động của ban phụ huynh trường cho năm học 2023-2024 với mục đích làm căn cứ để bàn bạc, thống nhất trong cuộc họp của ban phụ huynh các khối lớp với ban giám hiệu trường.

Tại cuộc họp ngày 24/9, đại diện ban giám hiệu trường đã quán triệt việc thu, chi, quản lý và sử dụng kinh phí của ban phụ huynh cần thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngày 9/10, bà Đào Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Đảo, cũng ký ban hành văn bản gửi tới thường trực ban phụ huynh trường.

 

Trong đó, văn bản nêu rõ: Không nhất trí với dự kiến thu chi quỹ hội phụ huynh trường năm học 2023-2024 như đề xuất của ban phụ huynh và đề nghị thực hiện theo đúng các quy định. Cụ thể công tác huy động quỹ hội phải trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ học sinh; kinh phí hoạt động của ban đại diện phụ huynh trường phải được trích từ kinh phí hoạt động của ban đại diện phụ huynh các lớp…

Tiếp thu ý kiến của ban giám hiệu trường, tại cuộc họp phụ huynh ngày 6/11, ban đại diện phụ huynh trường đã điều chỉnh công tác thu – chi kinh phí. Các bên đã thống nhất ghi biên bản: “Quỹ hội của lớp nào, do hội phụ huynh lớp đó tự thu, tự quản lý và tự chi theo sự thống nhất chung của hội phụ huynh lớp. Kinh phí của hội phụ huynh trường được trích chuyển từ 50% kinh phí của hội phụ huynh các lớp”.

Được biết, đến nay, ban đại diện phụ huynh trường đã triển khai thu được kinh phí từ ban phụ huynh của 24/29 lớp, tuy nhiên chưa thực hiện chi.

Tổ công tác của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc làm việc với Ban giám hiệu và Ban đại diện phụ huynh Trường THPT Tam Đảo.

Bà Đào Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Đảo, cho hay, ngay khi xem danh mục đề xuất chi của ban đại diện phụ huynh trường, bà đã thấy có nhiều khoản dự kiến chi không hợp lý.

Bà Hà dẫn chứng: “Dự kiến chi của ban đại diện phụ huynh trường là 5 đám cưới của thầy cô giáo, nhưng thực tế, trường chỉ còn 1 cô giáo chưa lập gia đình. Từng hộp phấn, từng chiếc khăn trải bàn, chúng tôi cũng lo được cho giáo viên của mình nên thấy không hợp lý và từ chối”.

Trong phiên làm việc giữa tổ công tác của Sở GD-ĐT với ban đại diện phụ huynh trường, trưởng ban cùng các thành viên ban đã nhận lỗi và nhận trách nhiệm việc để lọt thông tin khi mới đang dự kiến, chưa đưa ra bàn thảo. Ban đại diện phụ huynh trường cũng thừa nhận đây là sơ suất rất đáng tiếc và cũng là bài học lớn đối với tập thể ban, nhất là đã làm liên lụy, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của trường và các thầy cô đã hết lòng vì học sinh.

Các thành viên trong ban đại diện phụ huynh trường cũng cho biết, thông tin đưa lên mạng những ngày qua với rất nhiều ý kiến bình luận trái chiều. “Những gì còn thiếu sót, chúng tôi sẽ nghiêm túc rà soát, khắc phục, rút kinh nghiệm. Chúng tôi mong sự việc được dư luận thấu hiểu và khép lại”, phó trưởng ban phụ huynh trường chia sẻ.

Vùi tỏi vào thùng gạo nhận ngay lợi ích tuyệt vời, ai không biết thật phí

 Việc vùi tỏi vào trong thùng gạo tưởng là hành động vô thưởng vô phạt nhưng thực chất lại mang đến hiệu quả bất ngờ.

 

Gạo là thực phẩm mà nhà nào cũng có. Chúng ta thường tích trữ gạo trong nhà để tiện sử dụng. Tuy nhiên, việc để gạo lâu sẽ khiến mối mọt dễ xâm nhập vào gạo. Thực tế, bạn vẫn có thể sử dụng được gạo bị mọt nhưng chất lượng, hương vị của nó sẽ giảm đi rất nhiều.

Để ngăn chặn mọt xuất hiện trong gạo bạn có thể thử bỏ tỏi vào trong thùng gạo.

vui-toi-vao-thung-gao-01
Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Tỏi còn chứa các chất kháng khuẩn, chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tỏi. Thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra xem tỏi trong thùng gạo còn tỏa ra mùi thơm không. Nếu không, bạn có thể cần phải thay củ tỏi mới để duy trì hiệu quả. Việc bỏ tỏi vào trong thùng gạo hầu như không làm ảnh hưởng gì đến hương vị của cơm.

Ngoài tỏi, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như hạt tiêu, hoa hồi để đuổi mọt trong gạo. Chỉ cần bỏ những loại gia vị này vào trong một miếng vải mỏng, buộc lại và bỏ vào thùng gạo. Mùi thơm của chúng tỏa ra cũng sẽ giúp đuổi mọt rất tốt. Sau một thời gian, mùi của tiêu, hoa hồi sẽ giảm đi. Lúc này, bạn cần chú ý thay mới gia vị để duy trì hiệu quả.

 

Vỏ cam, quýt
vui-toi-vao-thung-gao-02
Vỏ cam, quýt sau khi ăn xong đừng vội vứt đi. Bạn hãy đem phần vỏ này đi phơi hoặc sấy khô rồi thả vào thùng gạo. Vỏ cam, quýt có chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm đặc trưng. Những thứ này sẽ khiến mọt gạo chạy xa, không dám vào thùng gạo nữa.

Muối trắng

Bạn có thể rắc một chút muối trắng vào trong thùng gạo. Mọt ăn phải muối sẽ sợ và tìm cách bỏ chạy. Lưu ý, không nên bỏ quá nhiều muối vì nó sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.

Rượu trắng
vui-toi-vao-thung-gao-03
Nếu trong nhà có rượu trắng, bạn có thể tận dụng loại đồ uống này để đuổi gạo. Hãy rót khoảng 50 gram rượu vào một chiếc cốc và đặt vào thùng gạo. Miệng cốc phải cao hơn mặt gạo.

Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi, giúp xua đuổi một gạo rất tốt mà không làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của gạo.

 

Ngoài các cách trên, bạn cần phải chú ý bảo quản gạo ở nơi khô thoáng và đậy kín nắp thùng gạo sau mỗi lần sử dụng.

Nếu không tích trữ quá nhiều gạo trong nhà, bạn có thể chia gạo vào các hộp hoặc túi zip rồi để vào tủ lạnh để dùng dần. Ở nhiệt độ thấp, mọt gạo cũng không thể sinh sôi.