Kh:ởi t:ố 13 bị can liên quan tới vụ ông Đỗ Hữu Ca

   

Văn phòng kiểm sát (VKSND) tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất bản cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, Nhận hối lộ và Đưa hối lộ, diễn ra từ năm 2013 đến năm 2022 tại Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh truy tố 13 đối tượng liên quan.

Theo cáo trạng, vợ chồng bị can Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã thành lập, quản lý, điều hành 26 công ty để mua bán trái phép hóa đơn nhằm kiếm lời bất chính. Các bị can đã mua bán trái phép hơn 15.600 hóa đơn, thu lợi bất chính hơn 41 tỷ đồng.

Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh còn đưa hối lộ cho Nguyễn Đình Đương và Đỗ Thanh Hoài, cán bộ Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng), với số tiền là 362 triệu đồng, để tạo điều kiện cho việc thành lập các công ty hoạt động mua bán trái phép hóa đơn.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian tháng 10-12/2022, Trương Xuân Đước và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đưa cho ông Đỗ Hữu Ca 35 tỷ đồng để nhờ chạy tội. Cáo trạng kết luận, ông Đỗ Hữu Ca đã gian dối, hứa hẹn giúp vợ chồng Đước thoát khỏi việc bị xử lý tội Mua bán hóa đơn trái phép.

Ông Đỗ Hữu Ca thời điểm chưa bị khởi tố.
Ông Đỗ Hữu Ca thời điểm chưa bị khởi tố.

Các bị can liên quan tới vụ việc trên được VKSND đưa cáo trạng truy tố gồm 13 đối tượng được chia thành 5 nhóm tội như sau:

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1. Đỗ Hữu Ca (sinh năm 1958), Thiếu tướng, cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước và Đưa hối lộ:

1. Trương Xuân Đước (sinh năm 1971), kinh doanh.

2. Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 1979), kế toán.

Nhận hối lộ:

1. Nguyễn Đình Đương (sinh năm 1972), cựu Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Cát Hải (thành phố Hải Phòng).

2. Đỗ Thanh Hoài (sinh năm 1970), cựu công chức Chi cục Thuế huyện Cát Hải (Hải Phòng).

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước:

1. Đặng Khắc Thành (sinh năm 1971), lao động tự do.

2. Hà Thị Bích Nhàn (sinh năm 1975), lao động tự do.

Trốn thuế:

1. Đỗ Thị Đua (sinh năm 1969), kinh doanh.

2. Hà Thị Trang (sinh năm 1990), kinh doanh.

3. Vũ Ngọc Tú (sinh năm 1982), kinh doanh.

4. Chu Thị Thu Hiền (sinh năm 1977), kinh doanh.

5. Nguyễn Hiền Tài (sinh năm 1986), kinh doanh.

Tướng Đỗ Hữu Ca - cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng - vừa bị đề nghị truy tố về tội "l.ừa đ.ảo ch.iếm đ.oạt tài sản". Ông "tướng về hưu" có bốn lần cầm t.iền chạy á.n nhưng không chịu làm gì.

 
Căn biệt thự của gia đình cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca tại phường Đằng Lâm, quận Hải An từng bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khám xét, tạm giữ nhiều tài sản - Ảnh: TIẾN THẮNG

Căn biệt thự của gia đình cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca tại phường Đằng Lâm, quận Hải An từng bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khám xét, tạm giữ nhiều tài sản - Ảnh: TIẾN THẮNG

Quá trình khám xét nhà riêng ông Ca, cơ quan chức năng phát hiện ông này thuộc loại "nứt đố, đổ vách", chỉ tính bất động sản, có tới 40 sổ đỏ.

Mấy năm gần đây, việc tướng tá "vào lò" không lạ lắm. Nhưng có lẽ trường hợp của tướng Ca thì có nhiều điều để nói.

Ông ta là người vốn có quyền cao chức trọng trong lực lượng bảo vệ pháp luật mà nhận cầm tới 35 tỉ đồng, sau đó lại đuổi người đòi lại tiền ra khỏi nhà (theo cáo trạng).

Tướng "củi khô", "củi tươi" không phải là đơn lẻ. Tham ô, hối lộ, kê khống, nhận tiền bảo kê... đều có cả. Riêng trường hợp tướng Ca có phần đặc biệt hơn.

Điều đáng lưu ý, người bị ông Ca lừa tiền vốn là một "tay to" trong nghề buôn bán lậu hóa đơn. Hẳn phải thân lâu, quen sâu mới mạnh tay xuống tiền nhờ vả ông Ca tìm đường thoát tội.

Nhìn ở khía cạnh khác, ông Ca quả là giàu sụ. Giàu thì tốt thôi, nhưng giàu bằng cách nào mới là quan trọng. Cơ quan chức năng hoàn toàn có lý khi tách ra để điều tra các hành vi liên quan đến nguồn gốc thu nhập của tướng Ca.

Lẽ ra vấn đề này phải được làm rõ từ những đợt kê khai tài sản hằng năm, chẳng cần chờ tới lúc ông ta phạm tội mới "sờ gáy".

Nước ta đã đi qua mấy cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Thời lửa đạn, tướng "đếm trên đầu ngón tay".

Phần đông dân hay quân chỉ nghe và thấy tướng trên sách báo hoặc từ những huyền thoại đầy ấn tượng. Tất cả đều là "lời hay ý đẹp".

Thật sự như vậy. Cuộc đời họ, dẫu là tướng công an hay tướng quân đội, vẫn luôn phải đối mặt với những trận đánh, với thù trong giặc ngoài, với thắng và thua, với ta và địch, với sống và chết.

Thời bình, khi về nhà, đa số chỉ vỏn vẹn chiếc ba lô trên vai, sống thanh đạm, lúc rảnh rỗi "ngồi kể chuyện Nguyên phong". Họ xứng danh tướng ra tướng!

Tướng ngày nay khác xưa nhiều rồi. Không đơn giản mỗi việc tập binh, luyện quân, giáp trận, phức tạp hơn cả là phải đối diện với cám dỗ của danh vọng, quyền lực, tiền tài, vật chất... Cuộc chiến này cũng rất cam go. Cạm bẫy giăng giăng, thách thức ghê gớm, hễ chút dao động, rung rinh tư tưởng là bị lòng tham đánh gục.

Một lần nhúng chàm, ắt hẳn sẽ có lần hai, rồi lần ba và tiếp tục rơi sâu vào vực thẳm. Tướng như thế thì có đáng mặt làm tướng?

Ông Đỗ Hữu Ca nhận bao nhiêu tỉ đồng để 'ch.ạy á.n'?

Ông Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng, từ khi đương chức đã có mối quan hệ thân thiết với "ông trùm" điều hành 17 công ty "ma" chuyên mua bán hóa đơn trái phép...

 
Cơ quan điều tra khám xét nhà riêng của thiếu tướng Đỗ Hữu Ca - Ảnh: THU NHUNG

Cơ quan điều tra khám xét nhà riêng của thiếu tướng Đỗ Hữu Ca - Ảnh: THU NHUNG

Khi nghỉ hưu, ông Đỗ Hữu Ca đã nhận của ông trùm này hàng chục tỉ đồng và hứa "chạy án".

Ngày 22-2, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tống đạt lệnh bắt tạm giam đối với ông Đỗ Hữu Ca về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các động thái tố tụng trên được Công an tỉnh Quảng Ninh thực hiện sau năm ngày tạm giữ ông Ca.

Bốn lần nhận 35 tỉ đồng

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, trong quá trình điều tra vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" và "vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty nhiệt điện Đông Triều - TKV, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát hiện đường dây mua bán trái phép hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế xảy ra tại Hải Phòng và Quảng Ninh nên đã mở rộng điều tra.

Nghi phạm trong vụ án được xác định là Trương Xuân Đước (52 tuổi, giám đốc Công ty CP xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương) có nhà tại phường Đằng Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng; Trương Văn Nam (cháu của Đước) và Nguyễn Thị Ngọc Anh (44 tuổi, vợ của Đước). Cả ba người này đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Ba người khác liên quan cũng bị khởi tố về tội "trốn thuế".

Trương Xuân Đước được biết đến như một "ông trùm" khi điều hành 17 công ty "ma" chuyên mua bán trái phép hóa đơn hoạt động từ nhiều năm qua tại nhiều tỉnh thành.

Khi biết bản thân bị đưa vào "tầm ngắm" của cơ quan điều tra, Đước cùng người thân đã liên hệ với tướng Ca để nhờ "chạy án". Cụ thể, nhóm của ông Đước có bốn lần mang tiền đến nhà cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng. Cơ quan điều tra xác định tổng cộng bốn lần này ông Ca đã nhận khoảng 35 tỉ đồng và hứa "chạy án".

Quá trình đấu tranh với ông Đước và người thân, cơ quan điều tra đã phát hiện việc "ông trùm" này từng mang số tiền lớn đến nhà tướng Đỗ Hữu Ca để nhờ "chạy án". Bản thân ông Ca dù biết việc này là vi phạm nhưng lại không chủ động thông báo đến cơ quan chức năng để tiến hành lập biên bản, bàn giao lại số tiền mà giữ ở trong nhà.

Khi thấy việc nhờ "chạy án" không thành, người thân của Đước sau đó đã làm đơn tố cáo hành vi nhận 35 tỉ đồng của tướng Ca đến công an. Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đánh giá hành vi của tướng Ca có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên xác lập chuyên án để đấu tranh.

Ngày 18-2, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Hải Phòng khám xét khẩn cấp nhà riêng của tướng Ca ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên và căn nhà ở phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, ông Đỗ Hữu Ca không nhớ số tiền đã nhận là bao nhiêu nhưng qua đấu tranh và xác minh từ những người liên quan, bước đầu công an xác định số tiền tướng Ca đã nhận là 35 tỉ đồng. Khi Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, thực hiện các bước tố tụng thì ông Ca đã nộp lại số tiền.

Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca - cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng.

Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca - cựu giám đốc Công an TP Hải Phòng.

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn 7.500 tỉ đồng

Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, kết quả điều tra vụ án liên quan đến "trùm" mua bán hóa đơn Trương Xuân Đước, đến nay xác định số mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép lên đến 7.500 tỉ đồng.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Đước lập và điều hành 17 công ty "ma" tại Hải Phòng và Quảng Ninh, hoạt động trên 10 năm nay. "Ông trùm" này điều hành các công ty nhằm mục đích hợp thức hóa hồ sơ, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán trái phép hóa đơn nhằm mục đích trốn thuế của Đước xảy ra tại nhiều địa bàn từ Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh... Tổng số tiền giao dịch mua bán hóa đơn mà Đước cùng đồng phạm thực hiện đến nay được xác định khoảng 7.500 tỉ đồng.

Cũng trong quá trình xác lập chuyên án, cơ quan chức năng xác định Đước có mối quan hệ rất thân với tướng Đỗ Hữu Ca. "Việc mua bán trái phép hóa đơn tại nhiều tỉnh phía Bắc đều bị Đước thâu tóm, rà soát đến đơn vị nào cũng đều có liên quan đến công ty của người này", nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay.

Thực hiện ý kiến của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh, Công an tỉnh tiến hành điều tra mở rộng vụ án "trốn thuế", "mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước" do Trương Xuân Đước cầm đầu. Từ đó cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều người có liên quan.